Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Thông (Đông Hán)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 4:
Họ Lý ở huyện Uyển, quận Nam Dương đời đời là đại tộc buôn bán nổi tiếng. Cha là Lý Thủ, mình dài 9 thước, dung mạo phi thường, làm người nghiêm nghị, nhà cửa to lớn như phủ quan. Ban đầu Thủ phụng sự [[Lưu Hâm]], ham thích Tinh lịch, Sấm ký, làm đến Tông khanh sư [[nhà Tân]]. Thông cũng làm đến Ngũ uy tướng quân tòng sự, được bổ chức (huyện) Thừa, nổi tiếng có năng lực. Cuối đời Tân, trăm họ oán hận, Thông từng nghe Thủ nói về lời sấm rằng “''họ Lưu phục hưng, họ Lý giúp đỡ''”, trong lòng thường nghĩ ngợi; lại thấy gia đình giàu có, là hùng trưởng địa phương, vì thế không cam tâm làm Lại, tự từ chức về nhà.
 
Khi Hạ Giang, Tân Thị khởi nghĩa, Nam Dương xao động, Thông nghe theo em họ là Lý Dật, hưởng ứng anh em [[Lưu Diễn]], [[Lưu Tú]]. Gặp lúc Lưu Tú đến Uyển, Thông nghe tin, bèn sai Dật đi đón. Lưu Tú cho rằng Thông là Sĩ quân tử nên cũng mến mộ, nhận lời đến gặp. Hai người nói chuyện cả tayngày, cầm tay rất vui vẻ. Thông nhân đó nhắc đến lời sấm của Lý Thủ, nhưng Tú không dám thừa nhận. Bấy giờ Thủ đang ở Trường An, Tú tỏ ra lo lắng cho ông ấy, Thông đáp “Đã tự có sắp xếp rồi!” Hai người tiếp tục bàn kế hoạch khởi nghĩa, cùng nhau ước định rằng: vào ngày Tài quan tổng duyệt kỵ sĩ <ref>Nguyên văn: 材官都試騎士, Hán Việt: Tài quan đô thí kỵ sĩ. '''Tài quan''' là một trong các binh chủng của quân đội dự bị tại địa phương được thiết lập vào [[đời Tần]], Hán. [[Hán thư]] – Hình pháp chí: ''“Thiên hạ đã định, noi theo nhà Tần mà đặt Tài quan ở quận quốc, kinh sư có đồn của quân Nam – Bắc.”'' [[Lý Hiền]] chú giải Hậu Hán thư dẫn [[Hán quan nghi]]: ''“[[Hán Cao Tổ|Cao Tổ]] mệnh thiên hạ quận quốc tuyển người có thể kéo được (nỏ) Quyết trương, tài lực vũ mãnh, để làm Khinh xa, Kỵ sĩ, Tài quan, Lâu thuyền, thường tổ chức giảng tập, khóa thí vào ngày Lập thu, đều có vài quan viên (cho mỗi binh chủng). Đất bằng dùng Xa – Kỵ, núi non dùng Tài quan, sông suối dùng Lâu thuyền.”'' (Nỏ Quyết trương là một loại cung nỏ có sức kéo lên đến 12 thạch, tầm bắn khoảng 600 bộ, được phát minh bởi người [[nước Hàn]] [[Chiến Quốc|đời Chiến Quốc]]. Theo [[Chiến Quốc sách]] – Hàn sách 1, người nước Hàn giỏi bắn cung, nỏ nhất đương thời; cung, nỏ tốt nhất cũng do họ chế tạo ra. Quyết (蹶) nghĩa là Đạp; Trương (张) nghĩa là giương: ý nói nỏ quá cứng, người sử dụng phải dùng một chân đạp vào thân nỏ mới giương được.) '''Đô thí''' hay Đô thí kỵ sĩ là chế độ duyệt binh đời Hán, dùng để khảo thí võ nghệ, tiến hành vào ngày Lập thu. [[Nhan Sư Cổ]] chú giải Hán thư, dẫn chú giải của [[Như Thuần]] (thuộc Tấn Trung kinh, tức [[Cấp Trủng thư]]): ''“Thái thú, đô úy, lệnh – trưởng, thừa – úy, gặp đô thí, khóa điến tối.”'' (Khóa (课): thi, Điến (殿): kém, Tối (最): giỏi) [[Hồ Tam Tỉnh]] chú giải [[Tư trị thông giám]], dẫn [[Sử Chiếu]] – [[Tư trị thông giám thích văn]]: ''“Gọi là tổng duyệt thí tập vũ bị đấy... Theo Hán chế, quận quốc lấy tháng 8 đô thí, duyệt vũ bị.”'' Lý Hiền chú giải Hậu Hán thư: ''“Hán pháp lấy ngày Lập thu đô thí kỵ sĩ, gọi là khóa điện tối đấy. Trạch Nghĩa tru Vương Mãng, lấy ngày đô thí tháng 9 kềm chế quan viên Xa kỵ, Tài quan là đấy.”'' (Cha con [[Trạch Phương Tiến]], [[Trạch Nghĩa]] khởi nghĩa chống lại Vương Mãng; Xem Hậu Hán thư - Trạch Phương Tiến truyện.)</ref>, sẽ bắt Tiền toại đại phu <ref>Quận Tiền toại đời Tân là quận Nam Dương; Đại phu tương đương với thái thú. Hán thư – Vương Mãng truyện trung: ''“Chia Tam Phụ làm 6 Úy quận, Hà Đông, Hà Nội, Hoằng Nông, Hà Nam, Dĩnh Xuyên, Nam Dương làm 6 Toại quận (队郡), đặt Đại phu, chức như Thái thú.”'' Nhan Sư Cổ chú giải: ''“队 (Hán Việt: Đội) âm là Toại.”'' Lý Hiền chú giải Hậu Hán thư: ''“Vương Mãng đặt 6 Toại, quận đặt Đại phu 1 người, chức như Thái thú. Nam Dương làm Tiền toại, Hà Nội làm Hậu toại, Dĩnh Xuyên làm Tả toại, Hoằng Nông làm Hữu toại, Hà Đông làm Triệu toại, Huỳnh Dương làm Kỳ toại.”''</ref> và Chúc chánh <ref>Chúc chánh đời Tân tương đương với Đô úy đời Hán</ref>, nhân đó kêu gọi mọi người nổi dậy. Thông bèn sai Dật đi cùng Lưu Tú về Thung Lăng, cất quân hưởng ứng; khiến cháu họ là Lý Quý đi Trường An, báo tin cho Thủ.
 
Quý bệnh mất trên đường, nhưng Thủ cũng biết được, nên muốn trốn về. Người cùng ấp với Thủ là Trung lang tướng Hoàng Hiển cho rằng dung mạo của Thủ khác thường, khó lòng trốn thoát, khuyên Thủ dâng thư nhận tội, may ra tránh được vạ. Thư chưa đến tay Tân đế [[Vương Mãng]] thì ý đồ khởi nghĩa bại lộ, Thông bỏ trốn, còn Thủ bị bắt vào ngục. Hoàng Hiển hết sức cầu xin cho Thủ, gặp lúc Tiền toại đại phu báo cáo hoạt động khởi nghĩa của Thông; Mãng nổi giận, muốn giết Thủ, Hiển lại cố xin, nên Mãng giết cả Thủ và Hiển. Cả nhà Thủ ở Trường An đều bị hại; quận Nam Dương cũng giết anh em và họ hàng của Thông 64 người, đều đốt thây ở chợ Uyển.