Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sầm Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
Lúc này Phạm Công vừa mất [[vợ]] lại còn con nhỏ nên không muốn ra đi. Phạm Công thoái thác lấy cớ vợ dại con thơ nên yêu cầu triều đình cử người khác. Sứ giả về tâu lại nhưng Trịnh vương vẫn cứ một mực yêu cầu Phạm Công phải ra trận vì đặt chữ trung lên đầu vả lại "''Thế giặc như nước triều lên/Thế nào cũng phải trạng nguyên mới rồi''". Bá quan cũng tán thưởng thêm. Và rồi Phạm Công bất đắc dĩ phải ra đi, ông ta đem xác của Cúc Hoa đến kinh thành, Trịnh vương vỗ về an ủi hứa sẽ chăm sóc cho con cái và mai táng cho vợ, Phạm Công cứ yên tâm ra đi.
 
Phạm Công đem quân ra trận tiền, gặp Sầm Hưng, Sầm Hưng đòi Phạm Công xưng họ tên và muốn chết hay sao mà dám đối đầu với ông ta. Phạm Công thuật lại chuyện ông ta phải bất đắc dĩ ra trận vì chữ trung, mặc dù gia cảnh tang thương vợ chết, con côi, ông buộc phải đem xác cả vợ ra theo đến trận tiền. "''Vai mang thi thể vợ đây/Hai con bé dại thơ ngây biết gì/Vâng theo hoàng chiếu ra đi/Quốc gia lâm nạn quản chi gia đình/Can qua mỗ quyết liều mình/Mong sao trọn vẹn nghĩa tình hiếu trung".''
''Quốc gia lâm nạn quản chi gia đình/Can qua mỗ quyết liều mình/Mong sao trọn vẹn nghĩa tình hiếu trung".''
 
Tận mắt chứng kiến, Sầm Hưng cảm động vì nghĩa khí của Phạm Công, "''Nghĩa chàng tiết nghĩa có thừa không sai/Cả hai quăng giáo thở dài/Ai ganh chi kẻ ôm hài cõng con''". Từ đó Sầm Hưng đã "''thấu hiểu nguồn cơn''" liền đưa ra một quyết định quan trọng là "''Lại gần tính chuyện vuông tròn thủy chung: "Tôi xin giúp trạng nên công/Chém cho thủ cấp đưa ông giảng huề/Giống tôi đầu khác đem về/Lỗi thì tôi chịu danh thì phần ông''". Ông ta tự chém một cái đầu giống mình rồi đưa cho Phạm Công, sau đó truyền lệnh cho quân Ngụy quay về.