Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tử Tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, replaced: → (4) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lý Tử Tấn''', thường gọi bằng tên tự là Tử Tấn, người làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc (Hà Đông), là nhà thơ, làm quan thời Lê sơ, đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn (1400), năm Thánh Nguyên đời Hồ Quý Ly. Lý Tử Tấn làm quan đến Học sĩ viện Hàn lâm các, trải 3 đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông. <ref>Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo duc, 2006, Nhân vật chí, trang 436 </ref>
'''Lý Tử Tấn''' (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là '''Nguyễn Tử Tấn'''; [[1378]]-[[1457]]), hiệu '''Chuyết Am'''; là quan [[nhà Lê sơ]], và là [[nhà thơ]] [[Việt Nam]] thời Lê sơ.
 
==Tiểu sử ==
'''Lý Tử Tấn''' là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện [[Thường Tín]], [[Hà Nội]]). Năm [[1400]], ông thi đỗ [[Thái học sinh]] lúc 32 tuổi, cùng khoa với [[Nguyễn Trãi]], thời [[Hồ Quý Ly]], nhưng không làm quan cho [[nhà Hồ]].
 
Vào khoảng cuối cuộc kháng chiến chống [[nhà Minh|Minh]] của [[Khởi nghĩa Lam Sơn|nghĩa quân Lam Sơn]], ông đến yết kiến nơi hành tại, được [[Lê Thái Tổ]] (tức [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]]), khen là người học nhiều, sai giữ chức Văn cáo tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư tín... <ref>Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo duc, 2006, Nhân vật chí, trang 436 </ref>
 
Sau đó, ông tiếp tục làm quan dưới triều nhà Lê, trải qua ba đời vua: [[Lê Thái Tổ]] ([[1428]]- [[1433]]), [[Lê Thái Tông]] ([[1434]]-[[1442]]), [[Lê Nhân Tông]] ([[1443]]-[[1459]]) <ref>Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo duc, 2006, Nhân vật chí, trang 436 </ref>, trải các chức: Thông phụng đại phu, Hành khiển Bắc đạo, Thừa chỉ viện Hàn lâm, vào hầu giảng ở tòa Kinh Diên.
 
Theo ''Từ điển Văn học'' (bộ mới), dưới triều [[Lê Thái Tổ]], ông có đi sứ [[Chiêm Thành]]. Khi [[Nguyễn Trãi]] lui về [[Côn Sơn]] ông đã thay Nguyễn Trãi thảo nhiều chiếu lệnh, chế cáo và thư từ <ref>''Từ điển Văn học'' (bộ mới), mục từ do [[Nguyễn Huệ Chi]] soạn, tr. 925.</ref>.