Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Vàm Cỏ Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
*Một nhánh thượng nguồn phía tây là từ dòng chính [[sông Mekong]] qua các phân lưu của nó tách ra trên địa bàn tỉnh [[Prey Veng]] Campuchia là [[Preak Banam]] và [[Preak Trabeak]] chảy theo hướng đông nam, tới [[biên giới Việt Nam-Campuchia]] đổ vào [[rạch Cái Cỏ]] (được coi là đoạn thượng nguồn của [[sông Sở Hạ]]) và các kênh rạch thuộc vùng [[Đồng Tháp Mười]], rồi đổ vào Vàm Cỏ Tây bắt đầu từ đoạn thượng nguồn của nó là [[rạch Long Khốt]] tại huyện biên giới đầu nguồn [[Vĩnh Hưng]].
*Một nhánh thượng nguồn phía đông là Stưng Svay Rieng (thời [[nhà Nguyễn]] và thời [[Pháp thuộc]] cuối thế kỷ 19 người Việt gọi là rạch Tầm Dương hay Tam Dưỡng<ref>[http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=s%C3%B4ng+V%C3%A0m+C%E1%BB%8F+T%C3%A2y&type=A0 Sông Vàm Cỏ Tây trên trang Cồ Việt.]</ref>) chảy qua giữa [[tỉnh Svay Rieng]] [[Campuchia]], rồi cũng chảy vào rạch Long Khốt tại huyện biên giới đầu nguồn [[Vĩnh Hưng]]. Vào thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 cùng chảy vào rạch Long Khốt tại vùng lồi [[Svay Theab|Svay Téap]]-[[Svay Rieng]] còn có rạch Soài Giang (rạch ''Xoài Giang'', rạch ''Bào'' hay ''Vàm Bào'', nay hầu như đã bị bồi lấp) là con rạch nối giữa thượng nguồn hai sông [[Vàm Cỏ Đông]], [[Vàm Cỏ Tây]] với nhau. Rạch Bào (Soài Giang) này nối với sông Vàm Cỏ Đông tại ranh giới giữa huyện Bến Cầu với xã [[Cẩm Giang, Gò Dầu]] tỉnh Tây Ninh Việt Nam ngày nay, nguyên làm ranh giới giữa 2 huyện Quang Hóa và Tân Ninh phủ Tây Ninh [[tỉnh Gia Định]] nhà Nguyễn, nối với Vàm Cỏ Tây (rạch Long Khốt) tại khoảng vị trí xã [[Thái Trị]] huyện [[Vĩnh Hưng, Long An]] ngày nay. Tại khoảng giữ rạch Soài Giang vị trí nay là xã [[Kandieng Reay]] huyện [[Svay Theab]], tách ra một dòng xưa gọi là rạch Tầm Long nay gọi là ''[[rạch Cái Rô]]'' hay ''Vàm Rồ'' chảy theo hướng bắc-nam qua huyện [[Kampong Rou]] đổ nước vào sông Vàm Cỏ Tây tại huyện [[Mộc Hóa]].
Trong lãnh thổ Việt Nam sông Vàm Cỏ Tây được tính từ rạch Long Khốt, chảy qua các huyện [[Vĩnh Hưng]], [[Tân Thạnh]], [[Tân Hưng]], [[Thạnh Hóa]], [[Thủ Thừa]], [[Tân Trụ]], [[Cần Đước]], [[Châu Thành, Long An|Châu Thành]] và Thành phố Tân An của tỉnh Long An. Sông cùng với [[vàm Cỏ Đông|sông Vàm Cỏ Đông]] hợp thành [[sông Vàm Cỏ]] ở Tân Trụ, rồi đổ ra cửa Xoài Rạp. Phần hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây, về phía tây, nhận nước từ vùng [[Đồng Tháp Mười]] qua các kênh rạch chính như: [[kênh Dương Văn Dương]]-Bắc Đông, kênh Nguyễn Văn Tiếp-rạch Chanh<ref>[http://zbook.vn/ebook/lich-su-kenh-dao-nam-bo-thoi-nha-nguyen-tu-the-ky-xviii-den-giua-the-ky-xix-43929/ Lịch sử đào kênh Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, Phạm Đức Hảnh.]</ref>. Phía đông hạ lưu Vàm Cỏ Tây nối thông với sông Vàm Cỏ Đông qua hệ thống các kênh Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa (Trà Cú). Phần hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây, về phía nam, đổ nước vào [[sông Tiền Giang]] trước khi hợp thành sông Vàm Cỏ, qua sông Bảo Định và các kênh rạch nhỏ nối vào [[kênh Chợ Gạo]] ở [[Tiền Giang]].
 
Sông Vàm Cỏ Tây và Đông nước có màu xanh khi thủy triều lên và vàng đục khi thủy triều xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm Cỏ, khác với các sông khác ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]].