Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 426:
:: Lát nữa tôi sẽ sửa lại bài viết [[Tiếng Việt]] như trước, thêm chữ Nôm vào. [[Thành viên:Insutantokouhii|Insutantokouhii]] ([[Thảo luận Thành viên:Insutantokouhii|thảo luận]]) 21:22, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)
:::{{reply|Insutantokouhii}} Tôi nói "cả trăm năm" là ước tính thôi, chứ kể từ năm 1945 thì chữ quốc ngữ đã chính thức được sử dụng chủ yếu. Dĩ nhiên sau đó vẫn còn sử dụng rải rác (đến tận bây giờ), nhưng đây chỉ là một thiểu số cực kỳ nhỏ, không đáng nhắc đến ở đoạn mở đầu. Trong nội dung bài đã có ghi rõ về lịch sử chữ Nôm. Bạn vẫn chưa đưa [[Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy|nguồn kiểm chứng được]] cho thấy chữ "㗂越" đã được sử dụng trong các tài liệu chữ Nôm. Cái từ điển của Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm chỉ cho tra từng chữ riêng biệt, không có mục "㗂越" riêng (có 2 biến thể cho "tiếng", và 5 biến thể cho "Việt", vậy thì có 10 cách viết "tiếng Việt", cách nào là đúng? Cụm từ "tiếng Việt" mới có gần đây, làm gì có tài liệu chữ Nôm nhắc đến nó?). Còn Wiktionary (cũng như Wikipedia) là nguồn tự xuất bản, không thể dùng làm nguồn được. Còn về việc người Kinh Tam Đảo "sử dụng" chữ Nôm — nếu thật sự đi chăng nữa chỉ là một thiểu số cực kỳ nhỏ trong bộ phận người sử dụng tiếng Việt. Như tôi đã trình bày cho {{u|Cocacolakogas}} bên Wikipedia tiếng Anh, ngay cả các [https://www.youtube.com/watch?v=dQEDfUqTmOE tài liệu tâng bốc] về vai trò chữ Nôm trong nhóm này vẫn công nhận nó đang mai một. Nhà nghiên cứu được phỏng vấn cho biết rằng khi ông bắt đầu nghiên cứu thì chỉ có 7 người biết đọc chữ Nôm, và nó đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cho nên cần phải được bảo tồn. Thế hệ mới thì chỉ học tiếng Trung ở trường, còn nếu họ học tiếng Việt thì [https://www.youtube.com/watch?v=dQEDfUqTmOE?t=20m36s học qua chữ quốc ngữ mà thôi] (trên bảng chỉ có [[chữ Hán giản thể]] và chữ quốc ngữ, không có chữ Nôm: màu hồng - 粉色 ''phấn sắc'', màu vàng - 黄色 ''hoàng sắc'', màu xanh lá cây - 绿色 ''lục sắc''). Ví dụ bạn xem tại 1:44 ở [https://vtv.vn/video/ngoi-lang-dac-biet-cua-nhung-nguoi-viet-o-quang-tay-trung-quoc-323601.htm video bạn đưa] thì chỉ thấy bảng ghi bằng chữ Hán ("Đông Trung lộ, Giải Phóng lộ, Hà Đê lộ", không phải "Đường Đông Trung, v.v.), tiếng Anh, và chữ Quốc ngữ. Bạn sợ người ta nhầm lẫn chữ Hán với chữ Nôm nhưng có vẻ bạn đang vấp phải lỗi này. [[User:DHN|NHD]] ([[User talk:DHN|thảo luận]]) 21:35, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)
::::{{reply|DHN}} Đừng nói chống chế "cả trăm năm là ước tính". Không biết thì nói thẳng là không biết đi. Mù lịch sử còn bày đặt.
::::* "Thiểu số cực kỳ nhỏ, không đáng nhắc đến ở đoạn mở đầu" - nói chả khác gì bảo [[Ơ Đu]] chỉ có 428 người, khi mở bài liệt kê dân số Việt Nam thì viết "ở Việt Nam có khoảng 50 dân tộc, đa số là người Kinh, còn lại là lặt vặt không đáng nói", bỏ đi cũng được. Đúng kiểu làm việc vô trách nhiêm. Viết văn mà không mở bài gây được sự chú ý thì chả ai có hứng đi vào thân bài. Huống chi Wiki thì luôn dài.
::::* Bảo copy 㗂越 dán vào [http://www.nomfoundation.org/nom-tools/Nom-Lookup-Tool/Nom-Lookup-Tool?uiLang=vn đây] mà tra, thì lạị cố tình dán "chữ nôm" viết bằng chữ quốc ngữ?
::::* [http://www.nomfoundation.org/nom-project/tale-of-kieu/tale-of-kieu-version-1866 Truyện Kiều bản 1866, câu 68]: "Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi", ghi chữ Nôm 㗂 (tiếng). Còn chữ 越 (việt) thì ai cũng có thể tìm thấy như "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書). "Cụm từ "tiếng Việt" mới có gần đây, làm gì có tài liệu chữ Nôm nhắc đến nó?" - Thôi đừng có lươn lẹo. Tiếng (㗂)+ Việt (越) = Tiếng Việt (㗂越). Thế là quá đủ. Đừng có nói kiểu chữ Nôm không ghi được từ vựng được đọc là "Tiếng Việt". Đã ghi được "Tiếng" (㗂) và "Việt" (越) lại bảo không có tài liệu Nôm nào nhắc đến "tiếng Việt" hay không ghi "㗂越", nghe nó chối lắm. "Nôm" (喃) là "Khẩu Nam" (口南) - "miệng người Nam", và Nam là từ "Nam quốc" tức Việt Nam. Thế nên người Việt xưa đã coi chữ Nôm là một phần của tiếng Việt rồi, không nói bằng mồm thì chắc nói bằng body language chắc? Các tập thơ chữ Nôm "[[Quốc âm thi tập]]", "[[Bạch Vân quốc ngữ thi tập]]" tựa đề đã nói lên là thơ quốc âm, quốc ngữ của Việt Nam, là thơ tiếng Việt. Hay lại định bảo các tập thơ này viết bằng "chữ Quốc ngữ" Latinh do người phương Tây làm ra vì nó có "quốc ngữ" trong tên?
::::* "7 người" hay "0 người"? Đây không phải chữ bị tuyệt chủng nhé. "Nó đang mai một" thì tức là nó đáng bị vứt đi không nêu tới? Thế thì vứt luôn cái Quần đảo Hoàng Sa đi vì Việt Nam giờ chẳng kiểm soát cái nào ở Hoàng Sa đâu nhé. Chữ Quốc ngữ thì sao? Có nó thì bỏ chữ Nôm à? Có chữ Quốc ngữ thì chữ Nôm vẫn là chữ viết tiếng Việt. Trường học của chính phủ Trung Quốc thì ưu tiên chữ Hán cho tiếng Trung là đúng. Còn vì sao không có chữ Nôm ở bảng hay giấy? Vì chưa có bộ gõ chữ Nôm bằng tiếng Việt hẳn hoi như pinyin cho chữa Hán nên không nhập liệu được, và nhiều chữ cũng chưa có mã Unicode, không hiển thị được, nên đành phải in chữ Quốc ngữ. Còn học chữ Quốc ngữ vì sau này có cái mà làm ăn với người Việt.
::::Nay có con cháu vì bài Tàu mà muốn muốn xóa bỏ di sản chữ Hán Nôm của các cụ xưa. Rồi còn nói "không đáng nhắc đến". "Không đáng nhắc đến" nên sau này Trung Quốc nó chiếm chữ Nôm làm của nó rồi nó bảo "Truyện Kiều là truyện tiếng Trung" chắc cũng "không đáng nhắc đến" và cho qua chắc? Nhìn sang phía [[tiếng Mông Cổ]] nhé, ở [[Mông Cổ]] chỉ viết bằng [[chữ Kirin]] của Nga, nhưng vẫn ghi nhận thêm chữ Mông Cổ truyền thống ở [[Nội Mông]]. Đây thì muốn xóa bỏ chữ Hán Nôm của các cụ, chỉ muốn công nhận chữ Latin, trong khi chữ Hán Nôm của tiếng Việt thì vẫn đang được sử dụng. Đúng kiểu vô trách nhiệm với di sản của dân tộc. [[Thành viên:Insutantokouhii|Insutantokouhii]] ([[Thảo luận Thành viên:Insutantokouhii|thảo luận]]) 23:59, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)
Quay lại trang “Tiếng Việt”.