Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 1”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Maidalat (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Maidalat (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
(không hiển thị 2 phiên bản ở giữa của cùng người dùng)
Dòng 90:
 
== Nhận định ==
*Các tác giả của [[Nguyên sử]] (sách do [[nhà Minh]] soạn), phần Hiến Tông bản kỷ chỉ chép vắn tắt:<ref>[[Lê Mạnh Thát]] (2004), ''Toàn tập Trần Thái Tông'', Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, các trang 78-83.</ref>
:''"Mùa đông tháng 11, Ngột Lương Hợp Thai đánh vào Giao Chỉ, đi vào nước nó. Chúa An Nam là Trần Nhật Cảnh trốn vào hải đảo, [Mông Cổ] bèn rút quân về"''.
:(ghi chép của Nguyên sử để tránh kị huý đã không công nhận đây là thất bại mà chỉ nói giảm tránh "Mông Cổ rút quân về", không nhắc đến việc quân Mông Cổ bại trận ở Đông Bộ Đầu và bị tập kích khi rút về. Vua Trần cũng không hề "trốn vào hải đảo" như Nguyên sử viết mà đã trực tiếp chỉ huy [[trận Đông Bộ Đầu]] phản công đánh bại quân Mông Cổ)
*Trong ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', Kỷ nhà Trần, phần Thái Tông hoàng đế, có bình luận:
:"''...lúc đó, người Nguyên mới lấy [[Vân Nam]], du binh xâm lược đến, không có ý lấy nước ta.''"
*Lời cẩn án của các sử quan thời Nguyễn chép trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã dẫn lại Nguyên sử ở trên:
:(nhận định này bị giới sử học hiện đại bác bỏ, vì thực tế quân Mông Cổ đã chiếm nước [[Đại Lý]] chỉ vài tháng trước đó, thì không có lý do gì họ lại "không có ý lấy" Đại Việt nếu đánh thắng, và sau này Mông Nguyên vẫn còn cố đánh Đại Việt thêm 2 lần nữa)
*Lời cẩn án của các sử quan thời Nguyễn chép trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã dẫn lại Nguyên sử ở trên:
:''Trận này thế giặc rất mạnh, thế mà Sử cũ chỉ chép rằng nhà vua tiến quân đánh được giặc, không chép rõ cái cớ sở dĩ đánh được như thế nào cả. Tham khảo sách Nguyên sử loại biên và sách Cương mục tục biên (Trung Quốc) đều chép rằng: Ngột Lương Hợp Thai đã bình được nước Đại Lý, kéo quân sang nước ta, ba lần sai sứ đến dụ nhà vua đầu hàng, đều không thấy sứ thần trở về, bấy giờ mới chia đường tiến quân, nhân thế thắng, kéo vào đô thành nước ta, khi vào, thấy ba người sứ sai sang trước còn bị giam ở trong ngục, người nào cũng bị những thanh tre bó chặt vào mình sát hẳn đến da, khi cởi trói ra, thì một người đã bị chết, họ liền giết hết cả dân trong thành. Đóng quân ở đây được 9 ngày, vì không chịu được nóng nực, phải rút về. Lại sai sứ giả đến chiêu an, vua Thái Tông giận họ tàn phá, nên lại sai trói hai sứ giả đưa trả lại.''<ref>Khâm định việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội, 1998, quyển VI</ref>
*Sử gia Trần Xuân Sinh cho rằng: [[Ngột Lương Hợp Thai]] là tướng giỏi, khi thấy không giữ nổi Thăng Long đã rút sớm về Vân Nam để bảo toàn lực lượng là thượng sách.<ref>Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 83</ref>