Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn
(Một sửa đổi ở giữa của cùng người dùng)
Dòng 83:
==Quan hệ với Quân đội nhân dân Việt Nam==
 
Mối quan hệ giữa [[Quân đội nhân dân Việt Nam]] và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được mô tả cụ thể bởi sách lược ''"Tuy hai mà một, tuy một mà hai"'' của phía Cách mạng có nghĩa là: ''"'''hai''' về mặt pháp lý; '''một''' về mặt chính trị, đường lối, lý tưởng, sách lược và hành động"''<ref>[http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ky-uc-ve-nha-ngoai-giao-xuan-thuy-o-hoi-nghi-paris-2241730.html Ký ức về nhà ngoại giao Xuân Thủy ở Hội nghị Paris], VnExpress, 2/9/2012</ref>. Sách lược đó nhằm đề cao vị trí, vai trò và tính độc lập của Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tập hợp thêm lực lượng và các xu hướng khác nhau ở trong nước và trên thế giới<ref name="nhandan.com.vn">[http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.html Hội nghị Paris về Việt Nam và sách lược ngoại giao "tuy hai mà một, tuy một mà hai"] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20160920064446/http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.html |date = ngày 20 tháng 9 năm 2016}}, Báo Nhân dân, 17/09/2010</ref>. Thực tế sách lược này bắt nguồn từ việc Việt Nam vốn dĩ đã là một quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập sau Cách mạng tháng Tám nhưng tạm thời bị chia cắt về mặt quân sự và chỉ quân sự mà thôi bởi Hiệp định Genève 1954. Do đó, tại hai miền có hai nhà nước, nhà nước ([[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] không thừa nhận nhà nước [[Việt Nam Cộng hòa]] mà chỉ thừa nhận nhà nước [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]]) '''đại diện cho nhân dân miền Nam''' với cùng mục tiêu, dù bề ngoài có một số khác biệt chính sách theo sách lược của Đảng<ref name="nhandan.com.vn"/><ref>Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả, Mặt trận Dân tộc Giải phóng - Chính phủ Cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam (Hồi ức), Hà Nội: Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2001, tr.38</ref>. Việc đồng ý cho Chính phủ Cách mạng lâm thời [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] tham gia Hội nghị Paris chứng tỏ [[Hoa Kỳ]] và [[Việt Nam Cộng hòa]] đã chấp nhận vị thể pháp lý của [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]], thừa nhận tại miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát (tuy nhiên bên phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngồi đàm phán với chính quyền Sài Gòn không có nghĩa là công nhận chính quyền đó)<ref>Thông tấn xã Việt Nam, bản tin 4 tháng 11 năm 1968</ref>. Hệ quả là [[Hoa Kỳ]] và [[Việt Nam Cộng hòa]] chấp nhận sự độc lập về pháp lý giữa [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] và [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] cũng như sự độc lập về pháp lý giữa [[Quân đội nhân dân Việt Nam]] và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam<ref>[http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-phan-paris-bai-2-1359177553.htm Đường đi đến bàn đàm phán Paris (Bài 2)], Báo Dân trí, 21/01/2013</ref><ref>[http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=797&articleId=10001595 Hội nghị Pari về Việt Nam, cuộc đàm phán hòa bình gay go nhất thế kỷ XX], CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ Việt Nam, 11/08/2010</ref><ref>[http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-phan-paris-bai-1-1359159636.htm Đường đi đến bàn đàm phán Paris (Bài 1)], Báo Dân trí, 21/01/2013</ref>

Theo [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]], [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] và các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là lực lượng chiến đấu trên chiến trường miền Nam, mặc dù độc lập về mặt hành chính nhưng là một bộ phận của [[Quân đội nhân dân Việt Nam]] xét về mặt chính trị<ref>[http://ubvk.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/chinh-tri?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=center-left-1&p_p_col_count=2&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=491959&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fhome Tổng tiến công 1975 - Sự khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam], Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài - Thành phố Hồ Chí Minh, 8 tháng 08 năm 2018</ref><ref>[http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=797&articleId=10001596 Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam], CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ, 10/08/2010</ref>. Nguyên nhân là Quân Giải phóng luôn chịu sự lãnh đạo xuyên suốt từ Đảng Lao động Việt Nam còn Điều 17, Hiệp định Genève lại cho phép Đảng Lao động duy trì cơ sở chính trị của mình ở miền Nam còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị giới hạn quyền quản lý hành chính ở miền Bắc.
 
Các điều khoản của Hiệp định Paris không có một định nghĩa rõ ràng về các lực lượng quân sự ở miền Nam và không định nghĩa rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, do đó về mặt pháp lý, không thực sự rõ ràng về Quân đội nhân dân và Quân giải phóng. Lập trường phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa là "vấn đề quân đội Việt Nam ở lãnh thổ Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết với nhau".<ref>https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/nha-ngoai-giao-khong-lo-le-duc-tho-42446.html</ref> Nghĩa là vấn đề quân đội ở miền Nam thuộc giải quyết của 3 chính quyền của Việt Nam, tuy nhiên căn cứ các điều khoản của hiệp định Paris và bản Định ước thi hành Hiệp định thì không có định nghĩa về quân đội hai bên, mà chỉ nêu trách nhiệm của hai bên miền Nam giải quyết vấn đề quân đội trên lãnh thổ miền Nam (Điều 13 Hiệp định).
 
===Phân biệt về mặt hình thức===
 
Quân đội nhân dân và Quân Giải phóng cơ bản không có khác biệt về mặt hình thức nhưng Quân Giải phóng có trang phục thiếu đồng bộ hơn vì Quân Giải phóng lúc đầu phải tự túc trang phục. Điểm khác biệt duy nhất về hình thức là quân hiệu và quân kỳ.
 
===Giai đoạn 1954-1958:===