Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện Tết Mậu Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n fix links (via JWB)
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n (via JWB)
Dòng 358:
Giao tranh ác liệt khiến tỷ lệ thương vong hoặc đào ngũ của quân Việt Nam Cộng hòa trong năm 1968 đạt tới mức cao nhất cho đến trước năm 1975. Do thương vong hoặc đào ngũ, các tiểu đoàn bộ binh của Việt Nam cộng hòa trong hai tuần đầu của tháng 2 chỉ có một nửa số quân, các lực lượng biệt động lại còn thấp hơn. Bốn trong chín tiểu đoàn không vận không còn hiệu lực chiến đấu. Vào cuối năm 1968, các cố vấn Mỹ xếp hạng 2 sư đoàn Việt Nam Cộng hòa là "cực kỳ kém", 8 sư đoàn chỉ ở mức "khá lên" và chỉ một sư đoàn là "giỏi"<ref name=nhandan /> Binh sĩ Mỹ trên chiến trường Việt Nam cũng bước vào thời kỳ ''"thoái chí"'', từ năm 1968 đã phổ biến tình trạng lính Mỹ sử dụng [[ma túy]], chống lệnh, vô kỷ luật, kể cả việc tự phá hoại vũ khí hoặc tấn công sĩ quan chỉ huy bằng lựu đạn<ref name=nhandan />
 
Tuy nhiên, để đạt kết quả trên, quân Giải phóng cũng chịu thương vong 111.306 người, trong đó 44.824 người hy sinh và 4.511 mất tích. Số hy sinh chia theo địa bàn như sau: ÐườngĐường 9 - 3.994, Trị Thiên - 4.862; ÐồngĐồng bằng Khu 5 - 10.732; Tây Nguyên - 3.436; Khu 6 - 1.254; Khu 10 - 440; ÐôngĐông Nam Bộ - 14.121; Khu 8 - 2.484; Khu 9 - 3.501<ref name=nhandan /> Tuy về số học thì quân Giải phóng bị thương vong ít hơn đối phương, nhưng vì quân Mỹ và đồng minh vượt trội 4 lần về quân số (1,2 triệu so với chưa đầy 300 ngàn), do đó tỷ lệ thương vong của quân Giải phóng là lớn hơn (tỷ lệ thương vong là 1/3 quân số so với 1/5 của đối phương). Về tổn thất vũ khí cũng tương tự, dù quân Mỹ có mất hàng trăm [[máy bay]], [[xe tăng]] nhưng vẫn có thể được bổ sung nhanh chóng từ kho vũ khí khổng lồ của họ, trong khi đó thì quân Giải phóng rất thiếu thốn vũ khí và chỉ trông chờ vào những chuyến hàng tiếp tế khó khăn từ miền Bắc, dù họ chỉ mất một khẩu [[súng cối]] thì cũng đã khó bù đắp được.
 
Sau tổng tiến công Mậu Thân, vùng kiểm soát của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam]] bị thu hẹp. Quân Giải phóng bị đánh bật khỏi vùng đô thị và suy yếu trầm trọng: các đơn vị quân sự suy yếu, nhiều lực lượng chính trị bị lộ, thương vong cao hơn hẳn các năm trước, phải đến năm 1970 lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Do các tổ chức chính trị ngầm chuyên vận động nhân dân đã bị lộ nên trong năm 1969, tại nhiều nơi trên chiến trường, quân Giải phóng bị mất nguồn tiếp tế từ nhân dân. Họ phải rút về miền nông thôn, rừng núi hoặc phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới [[Lào]] và [[Campuchia]]. Do khó khăn về tiếp tế, đã có ý kiến trong giới lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và ở [[Hà Nội]] đề nghị giải tán các đơn vị cỡ sư đoàn, quay về lối đánh cấp trung đoàn trở xuống.