Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Tiên Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n thống nhất cách viết Đắk Lắk (via JWB)
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n sửa lỗi chữ Ð Bắc Âu (via JWB)
Dòng 273:
[[Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định]] gồm có [[Đền Vua Đinh (Yên Thắng)|đền vua Đinh ở xã Yên Thắng]]; đình Viết ở xã Yên Chính; đình Thượng Đồng, đền Thượng Thôn, đình Cát Lũy, đình Tân Cầu ở xã Yên Tiến, đình Đằng Động ở xã Yên Hồng, [[Ý Yên]]; đình Bườn xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc; đình Bách Cốc, đền làng Bịch Minh Thuận, [[Vụ Bản]]; đền vua Đinh ở Giao Thủy, Xuân Kiên, Xuân Trường… [[Hà Nam]] có [[đền Lăng]] ở [[Thanh Liêm]]; đình Lạc Nhuế, đền Thượng ở xã Đồng Hóa và Miếu Trung làng Đặng Xá ở xã Văn Xá, đình Phương Khê ở xã Ngọc Sơn ([[Kim Bảng]]); đền Ung Liêm (thành phố [[Phủ Lý]]); đình Đôn Lương, phường Yên Bắc (Duy Tiên); đình Yến ở xã Thanh Hà (Thanh Liêm)… Hà Nội có đền Đinh Tiên Hoàng Đế ở làng Vài, xã Hợp Thanh huyện Mỹ Đức với lễ hội mở hàng năm, [[đền Bách Linh]] ở Hòa Nam, Ứng Hòa đúc tượng thờ Vua Đinh cùng bài vị thờ 99 vị thần khác hay đền thờ ở làng Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì…
 
Xa hơn là Đà Nẵng có đền thờ vua Đinh ở xã Hoà Khương, [[Hoà Vang]]; Quảng Nam có tượng Vua Đinh trong nhà thờ Tộc Đinh ở Hạ Nông, Điện Bàn; [[Lạng Sơn]] có [[đình Pác Mòng]] thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Quảng Trung xã Quảng Lạc, [[thành phố Lạng Sơn]]<ref>[http://www.langson.gov.vn/nguoidan/node/149 Lễ hội Lạng Sơn- Lễ hội Đình Pác Mòng]</ref> hay Đình Pò Háng, xã Bính Xá, huyện [[Đình Lập]], tỉnh [[Lạng Sơn]] cũng là nơi thờ Vua Đinh của người Tày vùng biên giới Việt - Trung;<ref>[https://baolangson.vn/van-hoa/449957-dinh-lap-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-tich-dinh-po-hang.html Đình Lập: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Pò Háng]</ref> [[Thanh Hóa]] có đền Vua Đinh ở làng Quan Thành, Thọ Tân, [[Triệu Sơn]]; Bắc Kạn có đền Phja Đeng thuộc xã Cường Lợi huyện Na Rì thờ Vua Đinh. Hưng Yên có đình Phù Liệt ở xã Thắng Lợi, Văn Giang thờ Vua Đinh và ngũ vị đại vương giúp vua dẹp loạn.<ref>[http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_tintucxh/item/16471602.html ÐìnhĐình Phù Liệt, một danh thắng lịch sử]</ref> Thái Bình có miếu Vua Đinh ở xã Song An, Vũ Thư và chùa Kỳ Bá ở thành phố Thái Bình; Vĩnh Phúc có chùa An Hòa, Vĩnh Yên với ngôi tổ đường thờ Vua Đinh Tiên Hoàng; Phú Thọ có [[đình Nông Trang]] là nơi thờ Đinh Bộ Lĩnh gắn với sự kiện hưởng ứng của dân địa phương khi vua về đây dẹp 2 sứ quân họ Kiều;<ref>{{Chú thích web |url=http://phutho.gov.vn/gioi-thieu/-/vcmsviewcontent/q4Mj/110/52390/le-hoi-inh-nong-trang.html;jsessionid=ACCFE1D6174694E492A0D6455C7DD2E0 |ngày truy cập=2021-04-05 |tựa đề=Lễ hội đình Nông Trang |archive-date = ngày 14 tháng 12 năm 2017 |archive-url=https://web.archive.org/web/20171214124659/http://phutho.gov.vn/gioi-thieu/-/vcmsviewcontent/q4Mj/110/52390/le-hoi-inh-nong-trang.html;jsessionid=ACCFE1D6174694E492A0D6455C7DD2E0 }}</ref> Người Mường [[Hòa Bình]] thờ vua Đinh ở đình Sóc Bai (hay đình Xác Bái) ở xã Yên Bồng, Lạc Thủy; [[Đắk Lắk]] có đình Cao Phong ở Hòa Thắng, [[Buôn Ma Thuột]]; Quảng Bình có nơi thờ Vua Đinh ở Đồng Hới; [[Thừa Thiên Huế]] có miếu Lịch Đại Đế vương thờ Vua Đinh cùng với các vị Vua Hồng Bàng là những vị vua khai sáng... Tượng đài anh hùng Đinh Bộ Lĩnh ở [[Thành phố Hồ Chí Minh]] được dựng ở suối Tiên và công viên Tao Đàn. Tại trung tâm [[thành phố Ninh Bình]] đã xây dựng khu [[quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế]].
 
Nhiều di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Vua Đinh Tiên Hoàng như: Tục đánh quân ở làng Yên Thư xã Yên Phương (Yên Lạc, [[Vĩnh Phúc]]) lại có các trò "Mục đồng đánh quân" và "Chợ mục đồng" suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua đây đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mỗ. Tục ném đá ở vùng Cát Ngạn (gồm 8 xã ở Thanh Chương, Nghệ An) mà trọng tâm là ở Cát Văn của người dân Thanh Chương vào dịp Tết Đoan ngọ hàng năm để tưởng nhớ tinh thần thượng võ của [[Đinh Bộ Lĩnh]] thuở nhỏ khi người cha còn làm thứ sử Hoan Châu.<ref>[http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/item/27035402-nguoi-thanh-chuong-vuot-dat.html Người Thanh Chương "vượt đất"]</ref> Tục cúng ông ba mươi ngày cuối năm có liên quan đến tích vua Đinh xưa tiêu diệt [[quỷ Xương Cuồng]]. Nhiều lễ hội dân gian thường diễn lại tích cờ lau tập trận và các trò chơi dân gian mô tả Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ. [[Trò Xuân Phả]] ở Thanh Hóa và nghệ thuật [[hát chèo]] là những di sản văn hóa khởi nguồn từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng trị vì.