Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Vinh Vlog (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Mạnh An-Bot
Thẻ: Lùi tất cả Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Sanwanxxi (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 107:
Về mặt kinh tế và xã hội, những năm 1920 – 1930 sau [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] được đặc trưng bởi việc chấm dứt chính sách kinh tế mới và thiết lập nền [[kinh tế nhà nước]] tập trung cao độ theo [[kinh tế kế hoạch|kinh tế kế hoạch hóa]] toàn diện. Stalin đã hiện thực hóa ý tưởng của Lenin về [[chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước]] mà theo quan điểm của Lenin "''Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội<ref name="tbnn"/>''" và "''chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá<ref name="tbnn">[http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Mac-Lenin/Chu-nghia-tu-ban-nha-nuoc-Tu-quan-niem-cua-V-I-Lenin-den-su-van-dung-cua-Dang-ta-trong-cong-cuoc-doi-moi-457.html Chủ nghĩa tư bản nhà nước: Từ quan niệm của V.I.Lênin đến sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20171109100348/http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Mac-Lenin/Chu-nghia-tu-ban-nha-nuoc-Tu-quan-niem-cua-V-I-Lenin-den-su-van-dung-cua-Dang-ta-trong-cong-cuoc-doi-moi-457.html |date=2017-11-09 }}, Nguyễn Văn Thức, Viện Triết học</ref>''", trong đó nhà nước là nhà tư bản duy nhất sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất của xã hội. Lenin cho rằng "''Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo một cách nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói chủ nghĩa xã hội được''"<ref name="lenin33875">[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=33875&print=true.I. Lê-nin phát triển lý luận mác-xít về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa - Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay], Tạp chí Cộng sản, 18/6/2015</ref>. Đất nước đặc trưng bởi sự bao trùm của bộ máy đảng trong mọi chức năng xã hội và các kế hoạch phát triển kinh tế.
 
Một quá trình to lớn có ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở thời gian này là việc tiến hành thành công quá trình [[công nghiệp hóa]] xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay trong và ngoài nước Nga vẫn còn nhiều nghiên cứu về sự nghiệp công nghiệp hóa này của Liên Xô trong các thập kỷ 1920, 1930. Đầu thập niên 1920, công nghiệp Liên Xô tụt hậu hoảng 50 - 100 năm so với các cường quốc phương Tây. Chỉ sau 15 năm, Liên Xô đã vươn lên trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn và điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Mặt khác, công nghiệp hóa với tốc độ và quy mô rất lớn đã đòi hỏi các nỗ lực cực cao của xã hội và đã gây ra các căng thẳng, mất cân đối kinh tế. Để khắc phục nền nông nghiệp manh mún, Ban lãnh đạo [[Xô viết]] đã tiến hành [[tập thể hóa]] nông nghiệp ở nông thôn, với mục tiêu xóa bỏ sở hữu tư nhân ruộng đất và biến nền nông nghiệp từ sản xuất gia đình nhỏ lẻ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn ([[nông trường]]) để có thể áp dụng cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, qua đó làm tăng năng suất và giảm chi phí nhờ lợi thế quy mô. Tập thể hóa nông nghiệp đã vấp phải sự phản đối dữ dội của tầng lớp địa chủ giàu có, là thiểu số nhưng lại sở hữu phần lớn ruộng đất tại Nga (được gọi là ''[[Kulak]]''). Kulak không muốn chia đất cho nông dân nghèo, họ huy động nông dân làm thuê tiến hành bạo động để chống lại tập thể hóa. Ngoài ra việc tập thể hóa được tiến hành không tuân theo nguyên tắc tự nguyện, mang nặng tính cưỡng ép cũng đã khiến nhiều nông dân trở nên bất bình. Năm 1929, đã có 1.300 vụ bạo động nông dân xảy ra với hơn 200.000 người tham gia <ref name="Khlevnyuk, Oleg 2009">Khlevnyuk, Oleg (2009), Master of the house: Stalin and his inner circle, Yale University Press.</ref> Tới tháng 3 năm 1930, đã có hơn 6.500 cuộc bạo động với 1,4 triệu nông dân tham gia.<ref name="Khlevnyuk, Oleg 2009"/> Để hỗ trợ cho tập thể hóa, [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] đã cho tiến hành chiến dịch cưỡng bức tầng lớp [[Kulak]] rất quyết liệt: toàn bộ tài sản của [[Kulak]] bị tịch thu, gia đình họ bị đưa đến những vùng xa xôi hẻo lánh, những vụ bạo động của nông dân cũng bị trấn áp mạnh tay. Thiên tai (hạn hán ở Kazakstan, mưa lớn bất thường ở UcrainaUkraina), dịch bệnh trên cây trồng, việc tập trung tài chính cho công nghiệp hóa và những sai lầm trong việc tập thể hóa đã tạo nên nạn đói quy mô lớn ở Liên Xô từ cuối năm 1932 đến đầu năm 1933, trong đó khoảng 3 triệu người chết, 1/3 là tại [[Ukraina]]<ref name=sput>[https://sputniknews.com/politics/201510191028730561-holodomor-hoax-invented-hitler-west/ Holodomor Hoax: The Anatomy of a Lie Invented by West's Propaganda Machine], Ekaterina Blinova, Sputnik News, trích ''According to some estimates, during the famine of 1932-1933 about three million people died (both from famine and epidemics) in the USSR, while one third of them died in Ukraine.''</ref> Đầu năm 1933, chính phủ Liên Xô thực hiện chiến dịch cứu trợ lớn và gửi hơn 20.000 công nhân công nghiệp về nông thôn hỗ trợ người dân, tất cả các thành viên Đảng Cộng sản cũng tham gia việc đồng áng. Bất chấp những điều kiện tự nhiên khủng khiếp, vụ thu hoạch rất thành công vào năm 1933 đã chấm dứt nạn đói ở hầu hết các khu vực.
[[Tập tin:Wladimir Gawriilowitsch Krikhatzkij - The First Tractor.jpg|thumb|250px|Bức tranh "Máy kéo đầu tiên", mô tả quá trình tập thể hóa và cơ giới hóa nông nghiệp Liên Xô]]
Sau tập thể hóa, nông thôn Liên Xô đã có những biến đổi to lớn. Việc canh tác thủ công trên các mảnh ruộng nhỏ, dùng gia súc kéo cày đã được thay thế bởi các nông trường cỡ lớn được cơ giới hóa. Nông nghiệp Liên Xô đã cơ bản được [[cơ giới hóa]], năm 1938 đã có 483.500 máy kéo và 153.500 máy gặt đập liên hợp, thay thế cho ngựa kéo trước đây<ref>Cameron, Kenneth Neill. Stalin, Man of Contradiction. Toronto: NC Press, c1987, p. 74</ref> Từ 1938 đến 1940, Liên Xô đã xây dựng mới hơn 1.200 trạm cơ giới kỹ thuật, nền nông nghiệp nhận được 92.000 máy kéo mới. Tới đầu năm 1941 đã điện khí hoá hơn 10 nghìn nông trang và 2.500 trạm cơ giới kỹ thuật. Sản lượng lương thực của nước Nga Sa hoàng năm 1913 là 4,8 triệu pud, còn Liên Xô năm 1937 đã tăng lên tới 6,8 triệu pud<ref>Tính trước nguy cơ, suy ngẫm sau 20 năm Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trang 58</ref>. Theo các học giả, mặc dù Stalin đã thực hiện tập thể hóa nông nghiệp theo lối cưỡng chế, chính sách này đã ''"hiện đại hóa đáng kể nền sản xuất nông nghiệp truyền thống ở Liên Xô và đặt cơ sở cho mức sản xuất lương thực tương đối cao vào những năm 1970 và 1980"''<ref>{{Chú thích web | url = https://sputniknews.com/politics/201508091025560345/ | tiêu đề = Holodomor Hoax: Joseph Stalin's Crime That Never Took Place | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>