Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 2 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.2
Đã cứu 14 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.3
Dòng 56:
 
===Phong trào phục hưng Nho giáo===
Đến thế kỷ XX, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Nho giáo mất vị thế độc tôn, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970 khi [[Mao Trạch Đông]] làm chủ tịch [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]]. Đến đầu thế kỷ XXI, đứng trước sự suy thoái của đạo đức xã hội, những giá trị của Nho giáo về tu dưỡng, giáo dục con người dần được coi trọng trở lại và được thúc đẩy thành phong trào tại các nước Đông Á. Trong quá trình toàn cầu hóa, sự giao thoa văn hóa Đông Tây diễn ra, các giá trị đạo đức của Nho giáo có thể xem là các giá trị phổ biến của nhân loại<ref>[http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Dong-A-va-su-phat-trien-cua-cac-gia-tri-pho-bien-352.html Đông Á và sự phát triển của các giá trị phổ biến] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20181227133028/http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Dong-A-va-su-phat-trien-cua-cac-gia-tri-pho-bien-352.html |date=2018-12-27 }}, Yersu Kim, Tạp chí Triết học, số 11 (186), tháng 11 - 2006</ref>.
[[Hình:Confucius Statue at the Yushima Seido.JPG|nhỏ|phải|190px|Tượng Khổng thánh tại [[Yushima Seido]], [[Tokyo]], [[Nhật Bản]].]]
Phục hưng Nho giáo trong thế kỷ XXI là phong trào đang lên ở Đông Á, nó xuất phát từ Trung Quốc và lan truyền ra các khu vực lân cận. Nhiều hội thảo quốc tế về phục hưng nền Nho học đã được tổ chức ở [[Trung Quốc]], [[Hàn Quốc]] và [[Nhật Bản]]. Tập hợp các nhà nghiên cứu Nho giáo trong khu vực và trên thế giới đã kiến lập [[Hiệp hội nghiên cứu Nho giáo quốc tế]]. Trong buổi Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Hàn Quốc 2010, một số báo cáo ghi nhận ''"mặt trái của quá trình Tây phương hóa (nói cách khác là hiện đại hóa) đã làm cho xã hội Đông Á mất dần tôn ti trật tự, tinh thần cộng đồng và đoàn kết xã hội. Lớp trẻ dần chạy theo những thứ hào nhoáng của văn minh hiện đại mà bỏ xa dần các quan niệm hiếu nghĩa, trung chính, tiết độ"''. Các báo cáo này nhấn mạnh giá trị tinh thần của Nho giáo sẽ là công cụ hữu hiệu nhằm khôi phục lại giá trị đạo đức của xã hội<ref>{{Chú thích web | url = http://www.vanhoahoc.vn/tin-tuc/tin-lien-quan/1882-hoi-thao-quoc-te-ve-nho-giao-o-han-quoc-2010.html | tiêu đề = Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Hàn Quốc 2010 | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 12 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
Dòng 73:
Đại diện cho học giả [[Hàn Quốc]], giáo sư [[An Bỉnh Chu]], [[Đại học Sungkyunkwan|Đại học Thành Quân Quán]] đã nêu lên lời cảnh báo: ''“Ngày nay, xã hội­ đầy tiếng kêu cứu phản ánh nỗi lo lắng về sự hoang tàn của nhân tâm. Môi trường bị ô nhiễm, luân lý bị suy đồi, con người phơi trần nỗi khát khao truy cầu lợi ích và dục vọng. Nội tâm con người hoang tàn, giá lạnh. Quan hệ giữa người và người chỉ còn là cạnh tranh vì lợi ích. Tất cả loài người đang đứng trước nguy cơ diệt vong“''. Và chính từ những báo động trên, ông đã nêu lên nên trở lại những nguyên lý đạo đức cuộc sống mà [[Lý Hoảng (Triều Tiên)|Lý Hoảng]] (1501-1570), đại sư Nho giáo Hàn Quốc đã từng nhắc nhở trong vấn đề tâm học đạo đức. Ở hội nghị quốc tế ''“Nho giáo với xã hội tương lai”'' ở An Đông - Hàn Quốc (10-2001), các giáo sư [[Pháp]], [[Nga]], [[Mỹ]], [[Anh]] v.v... đều có ý muốn nghiên cứu tư tưởng Nho giáo nhằm tìm con đường giải quyết những bế tắc trong quan hệ con người, xã hội và đặc biệt là gia đình ở phương Tây trong giai đoạn hiện tại. Họ đều đề cao đạo đức “Nhân”, “Lễ”, "Nghĩa" của Nho giáo.
 
Trong mấy chục năm trở lại đây, một số nhà nghiên cứu Việt Nam còn nhầm lẫn về bối cảnh xuất hiện, bản chất, nội dung và vai trò của Khổng giáo. Khổng giáo nói riêng và Nho giáo nói chung cần tiếp tục được nhận thức đúng đắn hơn<ref>[http://tapchikhxh.vass.gov.vn/nhung-lam-lan-trong-nghien-cuu-khong-giao-n50174.html Những lầm lẫn trong nghiên cứu Khổng giáo], Lê Huy Thực, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 9 - 2017)</ref>. Cần phải tiếp thu có chọn lọc, để có thể gạt bỏ những yếu tố tiêu cực và sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp và hiện đại<ref>[http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tinh-hinh-nghien-cuu-nho-giao-o-viet-nam-dau-the-ky-xx-nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien Tình hình nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX - Những vấn đề lý luận và thực tiễn] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20170919111220/http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tinh-hinh-nghien-cuu-nho-giao-o-viet-nam-dau-the-ky-xx-nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien |date=2017-09-19 }}, HUỲNH THỊ LIÊM, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 05 Tháng 9 2017</ref>. Tại Việt Nam, [[Đại học Quốc gia Hà Nội]] đã khởi động dự án dịch Nho tạng ra tiếng Việt<ref>[https://tuoitre.vn/khoi-dong-du-an-dich-thuat-cac-tac-pham-kinh-dien-phuong-dong-20190420150241878.htm Khởi động dự án dịch thuật các tác phẩm kinh điển phương Đông], Báo Tuổi trẻ, 20/04/2019</ref>.
 
Năm 2020, khi thế giới diễn ra [[đại dịch COVID-19]], các nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề trong khi các nước Đông Á khống chế dịch bệnh khá tốt. Cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam (2012-2016), ông [[Jean-Noël Poirier]] đã có bài viết ''"Kỷ luật Nho giáo và phi trật tự châu Âu"'' đã phân tích<ref>[http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200420-virus-corona-suy-ng%E1%BA%ABm-c%E1%BB%A7a-c%E1%BB%B1u-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-ph%C3%A1p-t%E1%BB%AB-gi%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BB%87nh-%E1%BB%9F-h%C3%A0-n%E1%BB%99i Virus corona: Suy ngẫm của cựu đại sứ Pháp từ giường bệnh ở Hà Nội]</ref>:
Dòng 210:
Có thể nói Nho giáo đề cao gia đình hơn bất cứ một học thuyết nào khác. Quan hệ gia đình theo Nho giáo là quan hệ đặc biệt chặt chẽ, phải được tái sinh, tái lập, và mở rộng theo trách nhiệm nghĩa vụ, và đồng thời giữ gìn trật tự kỷ cương. Chúng ta thường nghe nói ''"Nước có quốc pháp, nhà có gia phong"'', là câu nói răn dạy con người sống có phép tắc, đồng thời còn là biểu tượng tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc là nguyên khí tinh thần độc lập, tự cường của một dân tộc, là bản sắc riêng về truyền thống văn hóa<ref>{{Chú thích web | url = http://giangvien.net/news/Cac-NLY-co-ban-cua-CN-Mac/Nho-giao-va-anh-huong-cua-nho-giao-trong-van-hoa-tinh-than-o-nuoc-ta-587.html | tiêu đề = Nho giáo va ảnh hưỏng của nho giáo trong văn hóa tinh thần ở nước ta | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 4 tháng 3 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Hiện nay, mô hình gia đình ở Đông Á chuyển mình mạnh mẽ từ truyền thống sang hiện đại. Sự tác động mạnh mẽ của [[cơ chế thị trường]] tới gia đình đã làm cho lối sống, nếp sống, chuẩn mực của gia đình truyền thống đã bị mai một. Bên cạnh đó, nhiều hiện tượng tiêu cực về đạo đức, văn hoá gia đình đã xuất hiện như: cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, con cái vô lễ ông bà cha mẹ, anh em bất hoà, vợ chồng mâu thuẫn, ngoại tình… khiến các giá trị gia đình bị suy thoái nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Trước nguy cơ các nét đẹp về trật tự và đạo đức của gia đình truyền thống bị mất mát, khuynh hướng nuối tiếc các tập quán gia đình tốt đẹp mà Nho giáo đã tạo dựng, hy vọng phục hồi trở lại các trật tự gia đình ''"cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ"''… cũng trở nên ngày một mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định đạo đức gia đình Nho giáo vẫn còn nhiều điều hữu ích cần được nuôi dưỡng trở lại để giáo dục trẻ em, tạo dựng gia đình nề nếp, góp phần làm lành mạnh xã hội<ref>[http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/1395/1/02050000938.pdf Quan niệm của Nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20150326205726/http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/1395/1/02050000938.pdf |date=2015-03-26 }}, Đặng Thị Hồng Hạnh</ref>.
 
=== Vai trò của cá nhân ===
Dòng 255:
Giáo sư [[Vũ Khiêu]] đã nhận xét: ''"Nho giáo đã nhận thức được thực tế là những người trong bộ máy nhà nước mà mất đạo đức thì không thể cai trị được nhân dân. Đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải "tu thân" để làm tấm gương cho người dưới. Với việc đề cao tu thân, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức... Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn "tu, tề, trị, bình""''.<ref>{{Chú thích web | url = http://huc.edu.vn/vi/spct/id45/Tu-tuong-dao-duc-Nho-giao-va-anh-huong-cua-no-o-nuoc-ta-hien-nay/ | tiêu đề = Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay | tác giả =Nguyễn Thị Thanh Mai | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 12 năm 2014 | nơi xuất bản =ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Trong Nho giáo, ''"nhân, lễ, nghĩa, trí, tín"'' được đặt ra trong quan hệ của con người với chính bản thân mình để tu thân, còn chính danh là yêu cầu đạo đức được đặt ra trong quan hệ với người khác (với xã hội) để làm cho xã hội ổn định, phát triển. Những quan niệm này của Nho giáo cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thời sự của nó. Trong điều kiện hiện nay, khi mối quan hệ của con người với con người càng được mở rộng, khi xã hội đang có những biểu hiện xuống cấp về mặt [[đạo đức]], tệ [[quan liêu]], [[hối lộ]], [[tham nhũng]] đang diễn biến phức tạp, thì tư tưởng về đạo làm người trong mối quan hệ với xã hội của Nho giáo lại càng có ý nghĩa, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi người để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn<ref>{{Chú thích web | url = http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/quan-niem-cua-nho-giao-ve-dao-lam-nguoi | tiêu đề = Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người | tác giả = Nguyễn Thị Thọ, Viện Triết học | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 12 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = | archive-date = 2018-12-24 | archive-url = https://web.archive.org/web/20181224221825/http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/quan-niem-cua-nho-giao-ve-dao-lam-nguoi | url-status = dead }}</ref>.
 
===Tư tưởng về Thế giới đại đồng===
Dòng 305:
Báo [[Asia Times Online]] viết về sự thay đổi cái nhìn của đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi họ mới lên nắm quyền, dưới thời [[Mao Trạch Đông]] Khổng Giáo được xem là một hệ tư tưởng phong kiến, còn bây giờ được coi là có vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc.<ref>[http://www.atimes.com/atimes/China/KJ09Ad01.html Confucianism a vital string in China's bow] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20110629050127/http://www.atimes.com/atimes/China/KJ09Ad01.html |date=2011-06-29 }}, Jian Junbo, Asia Times Online, 9. Oktober 2009.</ref> Báo [[The Economist|Economist]] nhận xét, Mao cho là Khổng tử là một biểu hiệu cổ hủ so với nước Cộng sản Trung Quốc, nhưng bây giờ triết gia này được cho là người truyền bá hòa bình và sự hòa đồng.<ref>[http://www.economist.com/node/14678507 A message from Confucius; New ways of projecting soft power], Economist.com, 22. Oktober 2009.</ref>
 
Đến cuối thế kỷ XX, Nho giáo bắt đầu được quan tâm trở lại, nhiều người Trung Quốc muốn phục hưng lại Nho giáo để làm phương châm khôi phục lại đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc. Năm 1989, trên tờ "Nga Hồ Nguyệt san" trong bài "Ý nghĩa hiện thực và các vấn đề cấp thiết của phục hưng Nho học Trung quốc đại lục", [[Tưởng Khánh]] đã chỉ ra rằng: ''"Vấn đề lớn nhất trước mắt của Trung Quốc đại lục là vấn đề phục hưng Nho học"'' và tuyên xưng ''"Nho học lý luận phải là chủ nghĩa, cần được khôi phục lại địa vị cao nhất như trong lịch sử, là tư tưởng chính thống của tinh thần và sinh mệnh của [[dân tộc Trung Quốc|dân tộc Trung Hoa]]"''<ref>{{Chú thích web | url = http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/van-menh-va-tuong-lai-cua-nho-giao-truyen-thong-o-dong-a-hien-nay | tiêu đề = Vận mệnh và tương lai của Nho giáo truyền thống ở Đông Á hiện nay | tác giả = Lý Minh Huy | ngày = 16 tháng 7 năm 2012 | ngày truy cập = 22 tháng 12 năm 2014 | nơi xuất bản = Tạp chí Văn hóa Nghệ An | ngôn ngữ = | archive-date = 2014-11-06 | archive-url = https://web.archive.org/web/20141106082615/http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/van-menh-va-tuong-lai-cua-nho-giao-truyen-thong-o-dong-a-hien-nay | url-status = dead }}</ref>
 
Sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 12/2012), tân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước là [[Tập Cận Bình]], một người rất yêu quý và coi trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ông hiểu biết Quốc học, khi nói thường vận dụng các từ ngữ cổ. Năm 2006, ông nói tinh thần cốt lõi của Nho giáo là ''"xã hội hài hòa"''. Tại một cuộc họp năm 2013, Tập Cận Bình đã trích dẫn [[Khổng Tử]], nói rằng ''"người cai trị bởi đạo đức thì như sao Bắc Đẩu, Khổng giáo suốt mấy nghìn năm đã giữ vững địa vị của nó, và được vô số người tỏ lòng ngưỡng mộ"''. Ngày 24/9/2014, ông đến phát biểu tại Hội thảo "Nho học với nền hòa bình và sự phát triển thế giới" nhân kỷ niệm 2565 năm sinh Khổng Tử, đây là lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất Trung Quốc dự hoạt động trên. Ông nói: ''"Cần kế thừa nền văn hóa truyền thống của dân tộc, không được phủ nhận lịch sử, không quên lịch sử thì mới có thể mở ra tương lai, giỏi kế thừa thì mới giỏi sáng tạo, chỉ có kiên trì đi từ lịch sử tới tương lai thì mới có thể làm tốt sự nghiệp ngày nay"''. Khi thăm Sơn Đông, nơi sinh của Khổng tử, Tập Cận Bình đã nói với các học giả rằng thế giới phương Tây đang ''"chịu một sự khủng hoảng về nội tâm"'' và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải là người ''"thừa kế trung thành và khởi xướng xuất sắc của truyền thống văn hóa Trung Hoa"''.
Dòng 315:
=== Nhật Bản ===
[[Tập tin:Motoda Nagazane.jpg|nhỏ|210px|phải|Nam tước [[Motoda Nagazane]]/Nguyên Điền Vĩnh Phu (1818 - 1891), người đã có công kết hợp tư tưởng đạo đức Nho giáo với giáo dục khoa học kỹ thuật, tạo nên nền giáo dục Nhật Bản hiện đại]]
Ở Nhật Bản, Nho giáo bắt đầu được truyền vào từ thế kỷ thứ V. Năm 604, [[Thái tử Shotoku]] đã dùng lý tưởng Nho học để xây dựng pháp luật. Đến thời Nara (710 – 794) và và giai đoạn đầu của thời Heian (794 – 1185) Nho học phát triển mạnh mẽ trong tầng lớp quý tộc và tăng sĩ.<ref>[http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1104 ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN TRẬT TỰ XÃ HỘI NHẬT BẢN] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20190124203430/http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1104 |date=2019-01-24 }}, Nguyễn Thị Mai Anh, Nghiên cứu Nhật Bản, 12/8/2016</ref><ref>KHỔNG GIÁO NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM - VÀI ĐIỂM THAM CHIẾU, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nghiên cứu Tôn giáo, Số 1(139), 2015, 85-99</ref>
 
Tại Nhật, chữ Trung của Nho giáo là đức mục được đề cao nhất – ngưòi Nhật gọi nó là "Trung thành tâm" (忠誠心chùseishin), và quan hệ bề tôi với chủ ấy gọi là "Quan hệ chủ tòng" (主従関係shujù kankei). Người Nhật ai cũng biết đến câu chuyện về [[47 Ronin]] trong sự kiện Akô thời Nguyên Lộc (1748). Đội trưởng Ôishi và các võ sĩ của mình đã hy sinh bản thân báo thù cho chủ: Ôshi thấy đám tang mẹ đã gạt nước mắt ra đi không về chịu tang, rồi đuổi vợ đi để che mắt kẻ thù. Một võ sĩ khác - Hara, đã chia tay mẹ già, vợ trẻ, con thơ để báo thù cho chủ. Bà mẹ của Hara đã cư xử như một liệt nữ Nhật Bản: bà thắt cổ tự tử để cho con yên lòng thực hiện nghĩa vụ cao cả nhất của người con trai. Câu chuyện ấy được ghi trong [[Trung thần tàng]] (忠臣蔵Chùshingura), được nhiều thế hệ người Nhật từ xưa đến nay say mê. Lòng trung thành trong một cấu trúc xã hội đến nay vẫn còn tiếp tục được phát huy trong xã hội Nhật Bản hiện đại.<ref name=khoa>{{Chú thích web | url = http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=352:nho-giao-nht-bn-va-nho-giao-vit-nam&catid=72:hi-ngh-khoa-hc-han-nom&Itemid=146 | tiêu đề = Nho giáo Nhật Bản và Nho giáo Việt Nam | tác giả =Đ.L.G | ngày = | ngày truy cập = 22 tháng 12 năm 2014 | nơi xuất bản =KHOA VĂN HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NV - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM | ngôn ngữ = }}</ref>
Dòng 330:
{{cquote|''…Điều quan trọng nhất của giáo dục là phải minh xác Nhân-Nghĩa-Trung-Hiếu, phải thực hiện đầy đủ đạo làm người, đó là phương châm lớn của nước ta từ trước tới nay với khắp mọi người. Nhưng gần đây lại có thói tôn sùng tri thức phương Tây, làm tổn hại nhiều đến đạo đức, phong tục. Những người đi đầu (Âu hóa) này muốn phá vỡ tập quán từ xưa, nhất thời muốn tiếp thu chỗ mạnh của tri thức phương Tây nên đặt Nhân-Nghĩa-Trung-Hiếu ở sau, rốt cục họ đã gây hại tới đại nghĩa Vua-Tôi, Cha-Con. Đó không phải là bản ý của nền giáo dục nước ta. Từ nay về sau, trọng tâm của giáo dục là phải giáo huấn lời dạy của tổ tiên, xác định rõ trung hiếu - đạo đức là hàng đầu, lấy [[Khổng Tử]] làm chủ đạo, lấy phẩm hạnh là trọng yếu''|}}
 
Theo quan điểm của Motoda Nagazane, giáo dục cần chú trọng đến truyền thống và đạo đức trước khi dạy về khoa học và thế giới, ông chủ trương phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc Nhật Bản. Theo ông, việc hội nhập với [[văn hoá phương Tây]] chỉ tạo ra một môi trường mà theo đó, nhiều người Nhật Bản đã quên mất các tập tục của cha ông và kết quả trực tiếp là đánh mất truyền thống dân tộc. Ông cho rằng, cải cách giáo dục cần phải ''"tập trung vào học tập luân lý theo Khổng giáo dựa trên cơ sở những lời dạy của tổ tiên”''<ref>[http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Vai-tro-cua-giao-duc-doi-voi-qua-trinh-hien-dai-hoa-trong-thoi-ky-Minh-Tri-o-Nhat-Ban-17786.html Vai trò của giáo dục đối với quá trình hiện đại hoá trong thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20160306174057/http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Vai-tro-cua-giao-duc-doi-voi-qua-trinh-hien-dai-hoa-trong-thoi-ky-Minh-Tri-o-Nhat-Ban-17786.html |date=2016-03-06 }}, Nguyễn Kim Lai, Đặng Thị Tuyết Dung, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản</ref>
 
[[Tập tin:Famous Confucian Statue of the Ashikaga Gakko.JPG|nhỏ|210px|trái|Tượng 5 vị [[thánh hiền]] Nho gia tại đền thờ Nho giáo ở [[Ashikaga]]]]
Dòng 436:
Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ sộ và uyên bác của Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt yếu, biên soạn lại thành những tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trò. Có thể liệt kê các sách như “''Tứ thư tập chú''” của Chu Hy, “''Tứ thư đại toàn''” của Tống, Nguyên, Minh, Thanh Nho, sang Việt Nam chỉ còn là “''Thuyết ước''” (tóm lược học thuyết) và “''Ước giải''” (giải thích tóm tắt); hoặc như cuốn “''Tính lý đại toàn''” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “''Tiết yếu''”. Đây là hiện tượng chung của nhiều triều đại quân chủ Việt Nam. Nếu ở triều Trần có “''Tứ thư thuyết ước''” của [[Chu Văn An]], thì ở triều Lê - Trịnh có “''Tứ thư ước giải''” của [[Lê Quý Đôn]], triều Nguyễn có “''Tứ thư trích giảng''” của [[Nguyễn Văn Siêu]]; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “''Tính lý tiết yếu''” của [[Bùi Huy Bích]], thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Các sách này dễ học nhưng đã lược bớt rất nhiều điều, nhiều điểm có khả năng gợi mở, giản đơn hoá nội dung phong phú và súc tích của học thuyết, khiến người học không lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo. Người được truyền đạt cũng hài lòng với cách làm đó thì mọi lối tư duy, mọi đường sáng tạo đều bị thu hẹp lại.<ref name="taithu"/>
 
Bên cạnh đó, Việt Nam không có nhiều trường phái tư tưởng khác như Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... nên không có sự tranh luận, phản bác, bổ sung lẫn nhau như ở Trung Quốc. Sự phát triển của Nho giáo Việt Nam hạn chế, chỉ đạt đến mức độ tiếp thu tín điều từ Nho giáo Trung Hoa, chưa tạo được lý luận riêng, chưa xuất hiện các học phái khác nhau<ref name="taithu">[http://tamnhin.net/mot-so-dac-trung-co-ban-cua-nho-giao-viet-nam.html Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20150421064325/http://tamnhin.net/mot-so-dac-trung-co-ban-cua-nho-giao-viet-nam.html |date=2015-04-21 }}, Tạp chí Triết học, Nguyễn Tài Thư, Giáo sư, tiến sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam</ref> Léopold-Michel Cadière nhận xét:{{cquote|''Không có triết học Việt Nam. Cùng với toàn bộ văn hóa Trung quốc, dân Việt đã thâu nhận lấy những nguyên lý triết học lâu đời được người Trung Hoa chấp nhận... Các học thuyết trong kinh điển truyền sang thế nào, thì nho sĩ Việt Nam chấp nhận như thế; riêng lối giải thích của [[Chu Hi]], thì họ tiếp nhận mà không tranh luận gì cả, thường thì họ không hiểu cho đúng, và cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết học nào gốc từ Việt Nam mà ra. Vì thế, khi nói là không có triết học Việt Nam, thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt.''<ref name="Cadière">L. Cadière, [https://www.jstor.org/stable/40389629?seq=1#page_scan_tab_contents Philosophie populaire annamite], Anthropos, Bd. 2, H. 1. (1907), pp. 116</ref>}}
 
Trong thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa tư bản và văn minh phương Tây vào các nước châu Á, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn trở nên lỗi thời. Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã trở thành lực cản sự phát triển của xã hội Việt Nam, khiến đất nước không đủ sức chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Nho giáo, do là hệ tư tưởng chủ đạo của chế độ phong kiến phương Đông nên tất nhiên bị xem là đi ngược lại xu thế phát triển của lịch sử. Lúc này, Nho giáo Việt Nam đã bộc lộ rõ rệt những nhược điểm của nó. Các nhà chủ trương cải cách ở Việt Nam, đứng đầu là [[Nguyễn Trường Tộ]], đã phê phán những mặt lạc hậu của Nho giáo trên nhiều phương diện chính trị, tổ chức nhà nước, quốc phòng, kinh tế, tài chính, nhất là trên phương diện văn hoá, giáo dục. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó, văn hoá phương Tây và hệ tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam, nền giáo dục Nho học bị bãi bỏ. Nho giáo ở Việt Nam tiếp tục suy tàn và đổ vỡ. Tuy nhiên, thực dân Pháp thống trị vẫn muốn duy trì ở Việt Nam những quan hệ phong kiến và những yếu tố của hệ tư tưởng phong kiến để củng cố chế độ thuộc địa. Vì thế, thực dân Pháp đã sử dụng Nho giáo vào việc cai trị dân bản xứ<ref>Nguyễn Đức Sự Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam, Văn hóa Nghệ An [http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/vi-tri-va-vai-tro-cua-nho-giao-trong-xa-hoi-viet-nam Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20150518065235/http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/vi-tri-va-vai-tro-cua-nho-giao-trong-xa-hoi-viet-nam |date=2015-05-18 }}, Văn hóa Nghệ An</ref> Theo sách Lịch sử châu Á, văn hóa Nho giáo thích hợp với kinh tế nông nghiệp, nơi con người có xu hướng sống dựa vào cộng đồng khép kín, chủ nghĩa cá nhân không có điều kiện phát triển. Nó biến các quốc gia phong kiến chịu ảnh hưởng dần trở nên lạc hậu và đầy mặc cảm với các đế quốc phương Tây<ref>Lịch sử châu Á, Nhà xuất bảnTG, H2007, p104</ref>. Nhà nghiên cứu Quang Đạm cho rằng:
 
{{cquote|''Nói tóm lại, đạo lý Nho giáo thường xuyên kìm hãm xã hội chúng ta thuở trước ở một trạng thái thấp kém. Trong khuôn khổ thiên hạ của đạo lý Nho giáo không có con đường nào tốt hơn con đường tìm hướng quay ngược trở về với Tây Chu, với Đường, Ngu. Trong khi đó, truyền thống Việt Nam vì độc lập của Tổ quốc và vì quyền sống chính đáng của cả dân tộc vẫn không ngừng thể hiện một tinh hoa, một bản sắc không có thế lực nào vùi lấp, xóa bỏ được. Chế độ trị nước trị dân của các thế lực Hán tộc xâm lược và các triều đại phong kiến Việt Nam, tôn sùng Nho giáo luôn luôn ngăn cản sự vươn lên của truyền thống Việt Nam. Tinh hoa và khí phách Việt Nam cũng luôn luôn tỏ rõ sức sống bất diệt của mình trong mọi hoàn cảnh.''<ref name="lth"/>}}
Dòng 444:
[[Báo Phụ nữ Tân văn]] thời Pháp thuộc chỉ trích Nho giáo không xét tới quyền lợi cá nhân, mà chỉ biết có họ, có làng, có "nước". Mà "nước" trong thời kỳ phong kiến vẫn khác với nước trong thời kỳ tư bản. Tờ báo cũng phê phán một người tôn sùng đạo Nho là "''ông vừa ao ước cho nhân dân được những quyền lợi của nhân dân ở các xứ tư sản dân trị, lại dựa vào những thuyết rất phong kiến, trái hẳn với chế độ tư bản... Ông thuộc về hạng người thanh niên chiêm nghiệm những lý tưởng "quân tử", "chí sĩ" mà quên rằng cái thực tế mới trong xã hội mâu thuẫn hẳn với những đạo lý rất xưa ấy. Ông quá mê mệt với những danh từ "cao quý" mà không nhìn thấy cái thực tế...''" Bài báo phê phán Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến trung quân, không có lợi cho "dân quyền, giải phóng đẳng cấp và phụ nữ", không phù hợp với sự thay đổi của kinh tế - xã hội<ref>Phụ Nữ Tân Văn ngày 5 Tháng Mười 1933</ref>.
 
Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 của [[Đảng Cộng sản Đông Dương]] do [[Trường Chinh]] khởi thảo chủ trương đập tan những quan niệm cũ kỹ của Nho giáo gây ảnh hưởng tai hại ở Việt Nam, làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng<ref>[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT581155508 ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HOÁ VIỆT NAM] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20150518085245/http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT581155508 |date=2015-05-18 }}, Trường Chinh, 1943, Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.316-321</ref>. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ. Từ đây, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng chính thống của tầng lớp lãnh đạo xã hội. Nho giáo không còn tồn tại nữa nhưng nó vẫn ảnh hưởng lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người và người, trong phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt<ref>[http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/vi-tri-va-vai-tro-cua-nho-giao-trong-xa-hoi-viet-nam Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20150518065235/http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/vi-tri-va-vai-tro-cua-nho-giao-trong-xa-hoi-viet-nam |date=2015-05-18 }}, Nguyễn Đức Sự, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 19/1/2011</ref>.
 
Trong thời kỳ hiện đại, nhiều nhà Cách mạng Việt Nam nổi bật như [[Phan Bội Châu]], [[Phan Châu Trinh]], [[Hồ Chí Minh]], [[Võ Nguyên Giáp]], và tổng thống [[Việt Nam Cộng hòa]] [[Ngô Đình Diệm]]... đều xuất thân từ những gia đình nhà Nho có truyền thống [[khoa bảng]] hoặc dạy học. Tuy nhiên [[Phan Bội Châu]] chọn việc cầu viện Nhật Bản, [[Phan Châu Trinh]] chọn việc khẩn cầu Pháp, [[Hồ Chí Minh]] lựa chọn chủ nghĩa cộng sản, [[Ngô Đình Diệm]] lựa chọn Thiên chúa giáo kết hợp với tư tưởng nhân vị.
Dòng 457:
Ở Việt Nam những người ảnh hưởng nhiều của Nho giáo chủ yếu là những người lớn tuổi, nhóm người thích sống chậm, hoài niệm, ít chấp nhận cái mới, xem trọng lễ nghĩa truyền thống. Công chức, giáo viên,... cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhiều hơn so với doanh nhân. Phần nhiều nông dân do quen sống trong cộng đồng gắn kết ở nông thôn, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo (thể hiện trong lối ứng xử, sở thích ăn mặc, nghe nhạc xem phim...). Nông dân chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo thường rất ngưỡng mộ những người có học, những người làm công chức Nhà nước hay công tác xã hội chứ không phải làm kinh tế "chạy theo lợi ích cá nhân". Do Nho giáo đề cao lối sống tập thể theo huyết thống, đại gia đình và đẳng cấp, nên trong dân gian hay có các châm ngôn như "con ông cháu cha" (chỉ việc con quan rồi lại làm quan theo nếp phong kiến), "một người làm quan cả họ được nhờ" hay truyền thống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", "môn đăng hộ đối" chỉ hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, gia đình 2 bên phải cùng đẳng cấp về địa vị, học vấn hay tài sản<ref name="huc.edu.vn">[http://huc.edu.vn/vi/spct/id45/Tu-tuong-dao-duc-Nho-giao-va-anh-huong-cua-no-o-nuoc-ta-hien-nay/ Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay], Nguyễn Thị Thanh Mai, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội</ref>.
 
Mặc dù có một số điểm chung giữa Nho giáo và chủ nghĩa xã hội như coi trọng nếp sống cộng đồng, nhưng trong Nho giáo coi trọng gia đình, thì chủ nghĩa xã hội muốn mở lòng hơn với những người khác, Nho giáo coi trọng tu thân còn chủ nghĩa xã hội coi trọng cải tạo xã hội. Nho giáo không cổ súy cho tự do tình dục, tự do hôn nhân, chủ nghĩa xã hội thì đề cao tự do yêu đương, nhưng tình yêu đó cần xuất phát từ sự trong sáng không có vụ lợi về tiền bạc, địa vị, không thể trở thành hàng hóa; ngược lại xã hội tư bản coi trọng tự do tình dục, tình yêu nhưng trong thời kinh tế tư bản thì nhiều quan hệ yêu đương hay hôn nhân lại xuất phát từ toan tính lợi ích cá nhân (thường là vật chất) và dễ đổ vỡ, và nạn [[mại dâm]] tăng nhanh. Trong xưng hô, những người cộng sản hay gọi nhau là "đồng chí", không phân biệt tuổi tác, chức phận, còn những người ảnh hưởng của Nho giáo thì hay xưng hô theo chức phận, tuổi tác (như trong công sở, doanh nghiệp hay gọi ông chủ, tổng giám đốc...)<ref>[http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/cach-mang-xung-ho-tu-mom-mieng-den-chan-tay-352050.bld “Cách mạng xưng hô”… từ mồm miệng đến chân tay], 11/07/2015, Báo Lao động</ref><ref>[http://dantri.com.vn/dien-dan/vai-suy-nghi-ve-cach-xung-ho-trong-cong-so-20150902083945515.htm Vài suy nghĩ về cách xưng hô trong công sở], Báo điện tử Dân trí</ref><ref>[http://www.vns.edu.vn/images/stories/Bai_NCKH/29_NguyenThiDiemPhuong/4_nguyen%20thi%20diem%20phuong.pdf Văn hóa xưng hô của người Việt] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20151117021202/http://www.vns.edu.vn/images/stories/Bai_NCKH/29_NguyenThiDiemPhuong/4_nguyen%20thi%20diem%20phuong.pdf |date=2015-11-17 }}, Nguyễn Thị Diễm Phương, Khoa Việt Nam học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM</ref>.
 
Nhìn chung trong dư luận có nhiều quan điểm khác nhau. Những người theo quan điểm [[dân tộc chủ nghĩa]] có hai hướng, một hướng coi Nho giáo là một thành tố quan trọng của văn hóa dân tộc, có nhiều điểm tích cực cần bảo tồn, hướng thứ hai coi Nho giáo là hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc du nhập sang Việt Nam nên cần bài trừ. Một số người xem Nho giáo là một thành tố văn hóa dân tộc, có lợi cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội; một số khác lại chủ trương Nho giáo nên bình đẳng với các hệ tư tưởng khác, bên trong lẫn du nhập từ bên ngoài, tức sự đa nguyên về văn hóa. Những người khác quan niệm xã hội chủ nghĩa không loại trừ văn hóa đại chúng và đa dạng văn hóa, và bảo tồn văn hóa dân tộc không trái tôn chỉ xã hội chủ nghĩa; do đó sự tiếp thu các ưu điểm của Nho giáo chính là "gạn đục, khơi trong"<ref>Nho Giáo xưa và nay-Nhà xuất bản KHXH – 1979, p38,45</ref>. Trong khi bảo tồn văn hóa Việt Nam, tiếp thu văn hóa nước ngoài thì phải đồng thời chống cả hai xu hướng cực đoan là "sùng ngoại" (coi cái gì của phương Tây cũng là tốt) lẫn "sùng cổ"<ref>{{Chú thích web | url = http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/2013/24828/Anh-huong-cua-van-hoa-nuoc-ngoai-den-van-hoa-Viet-Nam.aspx | tiêu đề = Ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài đến văn hóa Việt Nam giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 17 tháng 11 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
Dòng 486:
Tại Đông Á, [[Phật giáo]] phải đối diện với Nho giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, 3 tôn giáo này không bài xích, xung đột mà dần dung hợp với nhau. Sự dung hợp và kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XIII, khi Tam giáo đã làm xong quá trình thấm quyện vào nhau, tự điều chỉnh, hình thành các xu hướng mới – và ba phái đều xác định được vai trò xã hội của mình, phân công phân vùng với nhau trong đời sống văn hóa xã hội. Nho giáo chi phối cách tổ chức nhà nước và xã hội, giáo dục thi cử, có tác dụng quyết định đến luân lý. Phật giáo và Đạo giáo chi phối trong đời sống hàng ngày và sinh hoạt kinh tế nông nghiệp của người dân. Người dân tin ở Trời, bái Thần linh và thờ cúng tổ tiên, Đức Phật cùng với những bậc thánh hiền của Nho giáo.<ref name="ngonngu"/>
 
Cả Phật giáo và Đạo giáo đều khuyến thiện, mà “thiện” của 2 tôn giáo này đều là hiếu với cha mẹ, tôn kính bề trên và trung với vua với nước, yêu thương, cứu giúp, tránh không làm điều tham lam độc ác với người khác. Nói cách khác, làm điều thiện cũng có nghĩa là tôn trọng thể chế và quy phạm đạo lý của Nho giáo.<ref name="ngonngu">[http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/con-nguoi-viet-nam-voi-truyen-thong-van-hoa-nho-giao-hoa Con người Việt Nam với truyền thống văn hóa Nho giáo hóa]{{Liên kết hỏng|date=2023-01-24 |bot=InternetArchiveBot }}, Trần Đình Hượu, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 18 Tháng 11 2009</ref> Do vậy, Phật giáo và Nho giáo cùng tồn tại, bổ sung cho nhau chứ không tạo nên xung đột tôn giáo.
 
=== Thần giáo ===
Dòng 521:
Một số học giả cho rằng Nho giáo có tác động tích cực lên sự phát triển của nền kinh tế các nước Đông Á. Đạo đức Nho giáo đề cao sự chăm chỉ và tiết kiệm.<ref name="trinhxuanthang">Nho giáo trong tiến trình hiện đại hóa ở một số nước Đông Á, Nguyễn Tiến Thư & Trịnh Xuân Thắng, tr: 39-43, Tạp chí Văn hóa</ref><ref name="Takeshi"/> Đây có thể là nguyên nhân khiến các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Hàn Quốc và Đài Loan có tỷ lệ tiết kiệm cao<ref name="Takeshi">Takeshi Kikuchi, Japanese distribution chanels, page 5, The Haworth Press, 1994</ref> nên có thể phát triển kinh tế nhanh chóng.<ref>Krugman, Paul. The Myth of Asia’s Miracle. Foreign Affairs, November – December 1994,73(6), pp. 62–78.</ref> Theo nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn trong tình trạng kinh tế ổn định đồng thời làm tăng vốn con người cũng như tăng năng suất của nền kinh tế.<ref>N. Gregory Mankiw & David Romer & David N. Weil, 1992. "A Contribution to the Empirics of Economic Growth," The Quarterly Journal of Economics, Oxford University Press, vol. 107(2), pages 407-437 [https://eml.berkeley.edu/~dromer/papers/MRW_QJE1992.pdf download]</ref> Nhìn chung chính sách kinh tế vĩ mô của các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhấn mạnh vào việc tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chú trọng giáo dục đào tạo bằng cách phân bổ nhiều ngân sách cho mục đích này, nhấn mạnh vào tiết kiệm quốc gia, tăng thặng dư ngân sách, tăng dự trữ quốc gia, chống tham nhũng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng xuất khẩu, khuyến khích tinh thần kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập...<ref>[http://m360.sim.edu.sg/article/Pages/The-Economic-Value-of-Confucianism.aspx The Economic Value of Confucianism], Sheh Seow Wah, Today's Manager Issue 1, 2015, Singapore Institute of Management</ref>
 
[[Nhật Bản]], [[Hàn Quốc]], [[Đài Loan]] đều dựa vào các yếu tố tích cực của Nho giáo để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vừa khuyến khích vật chất, vừa cổ vũ tinh thần, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, thống nhất nghĩa và lợi, kết hợp sự tu dưỡng đạo đức với việc tính toán làm giàu. Các nước đó đều cố gắng khai thác Nho giáo ở mặt khuyến khích làm giàu chính đáng bằng cách nhắc lại câu nói của Khổng Tử: “''nước vô đạo mà anh trở nên giàu có là một điều đáng xấu hổ, nhưng nước có đạo mà anh lại không làm giàu được cũng là một điều đáng xấu hổ''”.<ref>[http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Viet-Nam/Ve-gia-tri-duong-dai-cua-Nho-giao-Viet-Nam-690.html Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt Nam] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20180713103046/http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Viet-Nam/Ve-gia-tri-duong-dai-cua-Nho-giao-Viet-Nam-690.html |date=2018-07-13 }}, Vũ Khiêu, Tạp chí Triết học, số 8 (219), tháng 8 - 2009</ref>
 
[[Phan Ngọc]] là người có nhiều công trình hơn cả bàn đến ưu thế của các [[giá trị châu Á]] trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Trước sau ông đều đề cao giá trị Nho giáo, giá trị [[văn hoá dân tộc]] và tin tưởng vào ảnh hưởng tích cực của nó trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Phan Ngọc viết:
Dòng 565:
 
===Bất bình đẳng xã hội===
Mục đích của chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định xã hội, nhưng được các triều đại phong kiến dùng để bảo vệ quyền của thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp.<ref name="huc.edu.vn"/> Nho giáo chỉ chú trọng đến phương diện đạo đức nên nó chưa hướng con người đến sự phát triển đầy đủ, toàn diện. Hơn nữa, mặc dù vẫn khẳng định tu thân là nhiệm vụ của tất cả mọi người, từ thiên tử cho đến dân thường, song Nho giáo nhấn mạnh đến việc học tập, tu dưỡng của những con người thuộc giai cấp thống trị, vạch ra những tiêu chí phấn đấu cụ thể cho giai tầng này - mà mục đích tối cao là nhằm để xây dựng xã hội thái bình, thịnh trị vì chỉ có những người thuộc tầng lớp đó mới có đủ điều kiện và khả năng để lãnh đạo, quản trị quốc gia. Mặt khác, trên thực tế giai cấp phong kiến qua các triều đại thường đề ra những quy tắc, chuẩn mực khắt khe để gò ép thần dân của mình vào khuôn khổ của lễ giáo nhưng cũng có những cá nhân của giai cấp này phớt lờ những yêu cầu đạo đức do chính họ đề ra.<ref name="ajc.edu.vn">[http://ajc.edu.vn/Nghien-cuu-khoa-hoc/Van-de-phuong-phap-chinh-tri-trong-hoc-thuyet-Nho-gia/12222.ajc Vấn đề phương pháp chính trị trong học thuyết Nho gia] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20151123034343/http://ajc.edu.vn/Nghien-cuu-khoa-hoc/Van-de-phuong-phap-chinh-tri-trong-hoc-thuyet-Nho-gia/12222.ajc |date=2015-11-23 }}, Phan Mạnh Toàn & Doãn Thị Chín, Tạp chí Lý luận và Tuyền thông, số tháng 12/2012</ref>
 
Do là một hệ thống triết học ôn hòa, bảo vệ cho lễ giáo và trật tự xã hội nên Nho giáo không nhấn mạnh vai trò và sức mạnh “cải tạo xã hội” của những con người và gia đình, gia tộc thuộc tầng lớp bị áp bức, bóc lột.<ref name="Tư tưởng Nho giáo về gia đình">Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay, Minh Anh, Tạp chí Triết học, số 10 (173), tháng 10 - 2005</ref>