Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Trãi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 171:
=== Ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi ===
Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ [[Nho giáo]], mà cụ thể là Nho giáo [[Khổng Tử]]. Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của [[nhà Minh]] lên [[Việt Nam]] cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu [[nhà Hậu Lê]].
* '''Tư tưởng nhân nghĩa''': Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng [[triết học]] – [[chính trị]] của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia.<ref name=ttnt3>{{Chú thích web |url=http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Viet-Nam/Ve-tu-tuong-nhan-nghia-cua-Nguyen-Trai-463.html |tiêu đề=Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi |nhà xuất bản=Tạp chí Triết học, số 1112 (198), tháng 11 - 2007 |tác giả=Lương Minh Cừ - Nguyễn Thị Hương |ngày truy cập=2018-03-12 |archive-date = ngày 13 tháng 3 năm 2018 |archive-url=https://web.archive.org/web/20180313031453/http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Viet-Nam/Ve-tu-tuong-nhan-nghia-cua-Nguyen-Trai-463.html }}</ref> Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng [[nhân dân]], tinh thần yêu nước, tư tưởng [[hòa bình]] là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. Nhân nghĩa còn được thể hiện ước mơ xây dựng xã hội lý tưởng cho nền ''thái bình muôn thuở'': xã hội [[Nghiêu]] [[Thuấn]] của Nguyễn Trãi. Tất nhiên mơ ước ấy của ông là không tưởng.<ref>{{harvnb|Trần Huy Liệu|1966|p=144}}.</ref>
* '''Mệnh trời''': Nguyễn Trãi tin ở [[Trời]] và ông coi Trời là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật. Cuộc đời của mỗi con người đều do [[Thiên mệnh|mệnh trời]] sắp đặt. Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định. Nhưng Trời không chỉ là đấng sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng giống như cha mẹ. Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng người, đó là [[hạnh phúc]], ấm no và thái bình. Nếu con người biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Và ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân.
* '''Tư tưởng nhân dân''': Nguyễn Trãi đầy lòng thương dân, yêu dân và trọng dân. Ông khẳng định [[nhân dân]] là [[lực lượng sản xuất]] ra vật chất của xã hội và động lực quyết định sự suy vong của triều đại, đất nước. Ông được coi là nhân vật lịch sử có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử [[Phong kiến|chế độ phong kiến]] Việt Nam.<ref>{{harvnb|Trần Huy Liệu|1966|p=56}}.</ref>