Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Kính Ân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
phồn thể
Dòng 1:
{{Thông tin nhân vật phong kiến
| tên = Phạm Kính Ân
| tên gốc = 敬恩
| chức quan = [[Thái phó]], [[Thái úy]]
| tước vị = Bảo Trung Quan nội hầu<br>(保忠関内侯)
Dòng 10:
}}
 
'''Phạm Kính Ân''' ([[chữ Hán]]: 敬恩; 1169 – 1251), là một quan viên triều đại [[nhà Lý]] và sau là [[nhà Trần]]. Ông là một nhà chính trị, một tướng quân xuất sắc, đồng thời cũng là một trong số những công thần giúp rập đầu tiên của nhà Trần. Trong công cuộc thay thế nhà Lý để lên nắm quyền của họ Trần, Phạm Kính Ân là một trong số những nguyên lão và cận thần trung thành nhất của hoàng thất họ Trần bên cạnh [[Phùng Tá Chu]].
 
Từ nhỏ đã được họ Trần nuôi lớn<ref name=":1" />, từ khi nhà Trần khởi binh cho đến khi [[Trần Thái Tông]] Trần Cảnh ngồi vững trên ngai vàng, Phạm Kính Ân đã tham gia mọi chiến dịch của [[Quân đội Nhà Trần|quân Trần]]. Ông là vị tướng thân cận của bốn đời thủ lãnh họ Trần, bao gồm [[Trần Lý]], [[Trần Tự Khánh]], [[Trần Thừa]], và Trần Thái Tông. Phạm Kính Ân phò tá họ Trần bắt đầu từ lúc quân Trần khởi binh dẹp [[Quách Bốc]], cho đến tận cuối đời được tổng cộng 44 năm. Ông làm quan đến chức [[Thái úy]], một chức quan võ bậc cao trong [[quan chế nhà Trần]], đồng thời ông còn được Trần Thái Tông phong tước [[Hầu tước|Quan nội hầu]] với tên gọi '''Bảo Trung Quan nội hầu''' (保忠関内侯).
Dòng 24:
Không rõ Phạm Kính Ân bắt đầu làm quan từ bao giờ, nhà nghiên cứu [[Phạm Minh Đức (nhà nghiên cứu)|Phạm Minh Đức]] chỉ ra ông đã phục vụ cấm quân cho [[Thái sư]] [[Đàm Thời Phụng]] – cha đẻ của [[An Toàn Hoàng hậu]] Đàm thị và Thái úy [[Đàm Dĩ Mông]]. Cũng như thông tin của Phạm Minh Đức, Phạm Kính Ân theo đoàn quân của Đàm Thời Phụng đi chinh phạt người Man ở biên giới Tây Bắc. Chiến dịch thành công, Phạm Kính Ân lại theo quân đến biên giới Đông Bắc, thiết lập phòng tuyến chống quân Tống ở biên giới. Sau khi lập được nhiều chiến công, Phạm Kính Ân được phong làm "Chi hậu Đô trưởng"{{noteTag|Theo các tư liệu lịch sử, quân đội thời Lý-Trần được tổ chức theo số Ngũ. Cứ tính theo số Ngũ, ta có một Ngũ 5 binh, 5 Ngũ một Đô, 5 Đô một Đội, 5 Đội một Doanh, 5 Doanh một Quân, 5 Quân một Đoàn. Như vậy, Đô trưởng là một chức quan nhỏ, chỉ huy 25 binh sĩ.}}, trực thuộc đội cấm quân đóng tại Thăng Long<ref name=":1" />.
 
Sau khi [[Loạn Quách Bốc]] bùng nổ, Lý Cao Tông bỏ kinh mà chạy, vợ con cũng không mang theo. Trong bối cảnh ấy, Thái tử [[Lý Huệ Tông|Lý Sảm]] chạy xuống phía nam tìm đến Hải Ấp để nương nhờ họ Trần. Họ Trần che chở cho Thái tử, chủ nhà họ Trần là [[Trần Lý]] bèn gả [[Linh Từ Quốc mẫu|Trần Trọng Nữ]], do đó Thái tử phong tước "Minh tự" cho Trần Lý, em vợ Trần Lý là [[Tô Trung Từ]] thụ phong "Điện tiền chỉ huy sứ", phò tá Thái tử. Họ Trần đánh nhau với Quách Bốc, đến cuối năm thì dẹp yên. Trong nhóm này có một người được [[Đại Việt sử lược]] chép là "'''Phạm Ngu'''" (愚), người Diêu Hào, khi trước khuyên Trần Lý tôn Thái tử lên ngôi, về sau được dự thụ phong tước hiệu "Thượng phẩm Phụng ngự" (上品奉御)<ref>{{harvp|Khuyết danh|1993|loc="Quyển 3・Huệ Tông kỷ"|p=92|ps=: Đến khi Phạm Ngu là người ở Diêu Hào, nói rằng: "Thẩm tuy lớn nhưng là con thứ, Sam tuy nhỏ mà là con chính, chỉ có hai ông mới la liệu được vậy". Nguyên Tổ bèn cùng với Phạm Ngu đón Vương Tử Sam về Lỵ Nhơn lập làm vua, tôn xưng là Thắng Vương và giáng Vương Tử Thẩm xuống làm tước vương. Ngay sau đó Vương Tử Sam lại trở về Hải Ấp cư ngụ trong một ngôi nhà ở thôn Lưu Gia. Ở đấy, Vương Tử Sam lấy người con gái thứ hai của Nguyên Tổ ta làm Nguyên phi. Dùng Đàm Dĩ Mông làm Thái úy, Nguyễn Chánh lại làm Tham tri Chính sự, Nguyên Tổ làm Minh Tự, Phạm Ngu làm Thượng phẩm Phụng ngự, Tô Trung Tự làm Điện tiền Chỉ huy sứ. Số còn lại, mỗi người đều có chức vị sai biệt nhau.}}</ref>{{NoteTag|Lưu ý cho người tra cứu, sách "''Đại Việt sử lược''" bản gốc đã bị đem sang Trung Quốc cùng nhiều bộ sử liệu khác sau giai đoạn Minh thuộc vào cuối đời Trần. Tư liệu được tham khảo hiện tại thực chất xuất phát từ sách "''Việt sử lược''" được các học giả Trung Quốc sưu tập lại rồi biên soạn vào pho đại bách khoa ''[[Tứ khố toàn thư|Khâm định tứ khố toàn thư]]'' dưới triều đại [[nhà Thanh]]. Vì vậy mà sách này đã giáng tước vị hoàng gia của tất cả triều đại Việt Nam được biên lại xuống tước Vương.}}. Hiện tại không rõ "Phạm Ngu" cùng "Phạm Kính Ân" có phải là một người hay không.
 
Sự xuất hiện chính thức của Phạm Kính Ân chỉ từ [[Đại Việt sử ký toàn thư]], kỷ về Trần Thái Tông. Theo đó vào năm [[Giáp Ngọ]], Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 3 ([[1234]]), Phạm Kính Ân được phong [[Thái phó]], tước '''Bảo Trung Quan nội hầu''' (保忠関内侯). Tước vị "Quan nội hầu" có từ thời kỳ [[nhà Tần]], thuộc về "[[:zh:二十等爵|Nhị thập đẳng tước]]", chỉ dưới [[Hầu tước]], hay còn gọi "Liệt hầu" (列侯){{noteTag|Sách [[An Nam chí lược]] khi chép về tước vị của triều đại nhà Trần<ref>{{harvp|Lê Tắc|1961|p=110|loc="Quyển 14・Quan chế"|ps=: Từ nhà Đinh trở về sau, mới chịu Vương tước của nhà Tống gia phong. Nhưng ở trong nước tự đặt danh hiệu, bắt chước việc cũ của Triệu Đà, tự phong trong nước có Vương hầu, đặt quan có "Chánh" có "Tiếp", cũng giống như "Phẩm" và "Tòng" vậy.}}</ref>, đã ghi rõ hàng Hầu tước có: "Thượng hầu" (上侯), "Hầu" (侯) và "Tiếp hầu" (接侯). Trước mắt không rõ địa vị của tước hiệu quan nội hầu thời Lý-Trần ra sao, nhưng thông thường các tước liệt hầu đều khác với thượng hầu, có lẽ quan nội hầu thuộc phạm trù tiếp hầu mà Chí lược đề cập.}}. Đến năm [[Bính Thân]] ([[1236]]), [[tháng 10]] (âm lịch), Trần Thái Tông gia phong Hưng Nhân vương [[Phùng Tá Chu]] thành "Đại vương", còn Phạm Kính Ân được bái làm [[Thái úy]], tuy không dự hàng tước vương nhưng được ban áo mũ hàng đại vương<ref>{{harvp|Ngô Sĩ Liên|1993|loc=[https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt10a.html "Bản kỷ・Quyển 5, Thái Tông Hoàng đế"]|ps=: Gia phong Hưng Nhân vương Phùng Tá Chu làm Đại vương, Quan nội hầu Phạm Kính Ân làm Thái úy, ban cho mũ áo đại vương.}}</ref>.