Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Sinh Sắc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Juthoiu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 61:
Ngày 22 tháng 12 năm Canh Tý (10 tháng 2 năm 1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Ông đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu [[Phó bảng]].
 
Ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909. Tháng 5 năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Trong một lần truyền đánh đòn những người chống việc nộp thuế và sau này có một trong số họ qua đời, ông bị kiện lên cấp trên, vụ việc sau đó đến tai nhà vua [[Duy Tân]]. Vì vậy ngày 19 tháng 5 năm 1910, ông bị đưa về kinh xét xử vì các tội: - Để tù chính trị phạm vượt ngục - Hà khắc với hào lý - Bênh vực dân đen - Không thu đủ thuế.{{fact|date =ngày 16 tháng 3 năm 2020}} Dù biện hộ rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình nhà Nguyễn ra sắc chỉ ngày 17 tháng 9 năm 1910 phạt đánh 100 trượng. Nhờ có Thượng thư [[Hồ Đắc Trung]], các ông [[Cao Xuân Dục]] và [[Đào Tấn]] cùng dập đầu xin vua, hình phạt này được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và sa thải.{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}
 
Ngày 26 tháng 2 năm 1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, cùng [[Nguyễn Tất Thành]] xuống Mỹ Tho gặp [[Phan Chu Trinh|Phan Châu Trinh]] (một người bạn của ông đang hoạt động cách mạng, cũng là người có nhiều quan điểm giống ông), lúc này Phan Châu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo [[Diệp Văn Kỳ]], rồi đi [[Lộc Ninh]] làm giám thị đồn điền. Ông sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh Phật, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức [[Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội]] ở đồng bằng sông Cửu Long.
Dòng 68:
 
[[Hình:Tượng Nguyễn Sinh Sắc.jpg|nhỏ|Tượng Nguyễn Sinh Sắc trong khu lăng mộ ông ở [[thành phố Cao Lãnh]]]]
Ông có năm người con, 4 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là [[Gia đình Hồ Chí Minh#Nguyễn Sinh Nhuận|Nguyễn Sinh Nhuận]], thường gọi là Xin, mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là [[Nguyễn Thị Thanh (định hướng)|Nguyễn Thị Thanh]], còn gọi là Oo (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là [[Gia đình Hồ Chí Minh#Nguyễn Sinh Khiêm|Nguyễn Sinh Khiêm]], thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ ba của ông là [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Sinh Cung]] tức [[Chủ tịch Hồ Chí Minh]].
 
Hai người con là bà Nguyễn Thị Thanh và Hồ Chí Minh đều không có con, ông Khiêm có ba người con nhưng đều mất sớm.
Dòng 75:
{{chính|Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc}}
 
[[Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc]] thuộc phường 4, thành phố [[Cao Lãnh (thành phố)|Cao Lãnh]]. Với [[diện tích]] 10 [[hecta|ha]], khu [[di tích]] gồm có: khu mộ Nguyễn Sinh Sắc (gồm phần mộ chính và hồ [[sen]], đài sen); nhà trưng bày giới thiệu về thân thế và cuộc đời của ông; [[nhà sàn]] [[Hồ Chí Minh|Bác Hồ]] (được xây dựng giống như ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở [[Hà Nội]] với tỉ lệ 1:1), v.v...
 
Hằng năm, lượng người từ khắp nơi kéo về nơi đây để tham quan và tìm hiểu [[lịch sử]] ngày càng tăng, làm cho nơi đây trở thành một di tích lịch sử quan trọng và nổi tiếng của tỉnh [[Đồng Tháp]].