Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tết Nguyên Đán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TNQuynh (thảo luận | đóng góp)
Thêm nội dung và chú thích
Thẻ: Thêm liên kết dưới Liên kết ngoài hoặc Tham khảo Soạn thảo trực quan Edit Check (references) activated Kiểm tra chỉnh sửa (tài liệu tham khảo) bị từ chối (khác)
TNQuynh (thảo luận | đóng góp)
Thêm thông tin và chú thích
Thẻ: Thêm liên kết dưới Liên kết ngoài hoặc Tham khảo Soạn thảo trực quan Edit Check (references) activated
 
Dòng 50:
Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng phân tích trong cuốn "Tập tục đời người", người Việt sử dụng nông lịch hay lịch âm được tính theo vòng quay của mặt trăng chung quanh trái đất, nhưng cũng tính được 24 tiết khí của trái đất với mặt trời, với 4 điểm gốc Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí. Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới.<ref>{{Chú thích web|url=https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nguon-goc-y-nghia-tet-nguyen-dan-cua-nguoi-viet-119230121183831146.htm|tựa đề=NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN|họ=xaydungchinhsach.chinhphu.vn|ngày=2024-02-13|website=xaydungchinhsach.chinhphu.vn|ngôn ngữ=vi|ngày truy cập=2024-06-21}}</ref>
 
Nhà sử học [[Trần Văn Giáp]] cho rằng có nhiều cách chia thời gian thành từng tháng, từng năm. Từ khởi thủy, mỗi dân tộc có một lối riêng, cách chia tháng, chia năm khác nhau. Theo nghiên cứu của Trần Văn Giáp, ngày “Tết Nguyên đán” ở Việt Nam có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết và nghĩa chữ “Tết Nguyên đán” cũng được phổ biến từ thời đó.<ref>{{Chú thích web|url=https://baophapluat.vn/post-432551.html|tựa đề=Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam trong mắt nhà sử học|ngày=2022-02-01|website=Báo Pháp luật Việt Nam điện tử|ngôn ngữ=vi|ngày truy cập=2024-06-21}}</ref>
 
Theo [[Sự tích bánh chưng, bánh giầy|sự tích "Bánh chưng bánh dày"]] thì người Việt đã ăn tết từ trước thời [[Hùng Vương|vua Hùng]]. Truyền thuyết về chàng Lang Liêu và bánh chưng cũng gợi ý việc tết có trước 1000 năm bắc thuộc. <ref>{{Chú thích web|url=https://mn10atanbinh.hcm.edu.vn/truyen/truyen-su-tich-banh-chung-banh-day/ctmb/71755/551127|tựa đề=Sự tích bánh chưng, bánh dày|ngày=2023-01-15|website=Mầm non 10A|ngày truy cập=21/6/2024}}</ref>
 
[[Khổng Tử]] viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó.
 
Sách Giao Chỉ Chí viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".<ref>{{Chú thích web|url=https://www.binhthuan.dcs.vn/Tin-tuc/post/212948/nguon-goc-va-y-nghia-sau-sac-cua-ngay-tet-nguyen-dan|tựa đề=Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận|website=www.binhthuan.dcs.vn|ngày truy cập=2024-06-21}}</ref>