Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Trãi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Persondata now moved to wikidata, removed: {{Dữ liệu nhân vật }}
 
Dòng 24:
[[Trần Thị Thái]] (mẹ)
}}
'''Nguyễn Trãi''' ([[chữ Hán]]: 阮廌, [[1380]] – [[19 tháng 9]] năm [[1442]]), hiệu là '''Ức Trai''' (抑齋), là một nhà chính trị, nhà văn, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã tham gia tích cực cuộc [[Khởi nghĩa Lam Sơn]] do [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] lãnh đạo chống lại sự xâm lược của [[nhà Minh]] (Trung Quốc) với [[Đại Việt]]. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm [[1428]], Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai quốc công thần của triều đại quân chủ [[nhà Hậu Lê]] trong [[Lịch sử Việt Nam]].<ref name="Phan Huy Chú 2005">''[[Lịch triều hiến chương loại chí]]'', tập 1, Soạn giả [[Phan Huy Chú]], Dịch giả Viện sử học; Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, Nguyễn Trãi, tr. 274.</ref>
 
Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ [[Trần Nguyên Đán]] nhà Trần. Khi [[nhà Trần]] bị [[Hồ Quý Ly]] lật đổ lập nên [[nhà Hồ]], Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ [[Thái học sinh]] năm [[1400]], Nguyễn Trãi làm quan dưới [[nhà Hồ|triều Hồ]] với chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh ra đầu hàng giặc và về Trung Quốc (Đại Việt Sử kí Toàn thư).
 
Sau khi nước [[Đại Ngu]] rơi vào [[Bắc thuộc lần 4|sự cai trị của nhà Minh]], Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc [[khởi nghĩa Lam Sơn]] do [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Ông trở thành một trong những mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, tham gia xây dựng chiến lược cũng như giúp Lê Lợi soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.<ref name="ReferenceB">''Lịch triều hiến chương loại chí'', tập 1, Soạn giả Phan Huy Chú, Dịch giả Viện sử học; Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, Nguyễn Trãi, tr. 274, 275.</ref> Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua [[Lê Thái Tổ]] và [[Lê Thái Tông]] với chức vụ [[Hành khiển|Nhập nội hành khiển]] và [[Thừa chỉ]] (tức ''Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ''<ref>{{Chú thích sách|title=Đại Việt sử ký toàn thư}}</ref> hay ''Tuyên phụng đại phu Hàn lâm Thừa chỉ''<ref>{{Chú thích sách|title=Việt sử thông giám Cương mục}}</ref>). Lần thăng chức sau đó, Nguyễn Trãi được phong Triều liệt đại phu, [[Nhập nội hành khiển]], [[Lại bộ Thượng thư (Trung Quốc)|Lại bộ Thượng thư]] kiêm hành [[Khu mật viện sự]].<ref>{{Chú thích sách|title=Đại Việt Sử ký toàn thư, thuộc Minh, 1427}}</ref>
Dòng 132:
 
== Di lụy và hồi phục ==
Sau khi Nguyễn Trãi mất, đa phần những di cảo thơ văn và trước tác của ông đều bị tiêu hủy. Bản khắc in sách ''[[Dư địa chí]]'' bị Đại Tư đồ [[Đinh Liệt]] sai hủy<ref>{{harvnb|Nguyễn Trãi|1976|p=246}}.</ref> (năm 1447).<ref>{{harvnb|Nguyễn Hữu Sơn|2007|p=45}}.</ref> Nhiều trước tác mất vĩnh viễn đến nay như ''Luật thư'',<ref>{{harvnb|Lê Quý Đôn|2007|p=128}}.</ref> ''Ngọc đường di cảo'', ''Giao tự đại lễ''... Theo gia phả họ Nguyễn ở Chi Ngãi, phường Cộng Hòa (Chí Linh), Phương Quất (Kim Môn) và gia phả ở Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội), thì Nguyễn Trãi có 5 bà vợ và 7 người con. Vợ cả là bà Trần thị Thành sinh được 3 người con là: Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Phù (tức Nguyễn Hồng Quý hay Hồng Quỳ), vợ thứ hai họ Phùng (quê ở xã Nguyệt Áng, Thanh Trì, Hà Nội) sinh được 3 người con là Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Bản, Nguyễn Tích. Vợ thứ ba là bà Nguyễn Thị Lộ (quê ở Hưng Hà, Thái Bình) không có con. Vợ thứ tư là bà Phạm Thị Mẫn (quê ở làng Nỗ Vệ, Thụy Phú, Phú Xuyên, Hà Nội) sinh được 1 người con là Nguyễn Anh Vũ. Vợ thứ năm là bà Lê Thị phu nhân (người làng Chi Ngãi, phường Cộng Hòa, Chí Linh) sinh được 1 người con là Nguyễn Năng Đoán. Gia quyến Nguyễn Trãi cũng lưu tán khi biến cố [[Vụ án Lệ Chi Viên|Lệ Chi Viên]] xảy đến, nhiều người trong gia đình họ tộc bị hành hình, có những người lánh nạn trốn án. Căn cứ vào các gia phả, kết hợp với kết quả khảo sát thực tế tại các chi họ Nguyễn, bước đầu xác định nhiều người trong gia đình Nguyễn Trãi còn sống sót. Ngoài một số anh em của Nguyễn Trãi, các gia phả ghi lại còn 2 trong số 5 người vợ của ông thoát nạn là bà Phạm Thị Mẫn và bà Lê Thị Phu Nhân. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, trong 7 người con của Nguyễn Trãi, còn 3 người con trai và 1 người con gái thoát nạn tru di. Người đầu tiên là Nguyễn Phù sau vụ Án Lệ Chi Viên ông chạy về Phù Đàm (nay là Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) ẩn tích, sau đó phát triển chi họ Nguyễn ở đó. Một người con chạy lên Thái Nguyên. Một người con khác của Nguyễn Trãi chạy lên [[Cao Bằng]], đổi họ sang họ Bế Nguyễn. Bà vợ thứ năm của Nguyễn Trãi là Lê thị, đang mang thai, phải trốn về Phương Quất, huyện Kim Môn, [[Hải Dương]]. Đặc biệt, bà vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là Phạm Thị Mẫn, lúc đó cũng đang mang thai, được người học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ [[Bồn Man]], sau về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ [[Tĩnh Gia]], [[Thanh Hóa]]. Tại đây, bà sinh ra [[Nguyễn Anh Vũ]]. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ. Theo gia phả họ Nguyễn Phù Khê em trai Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Hùng theo cha đến Bắc Quốc, chọn đạo Phúc Kiến [[Trung Quốc]] để ở rồi sau đó đổi làm họ Ngô. Sau trở về nước tại huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức lại đổi thành họ Nguyễn Phi. Bây giờ là chi Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội.
 
[[Tháng 8]] năm [[1464]], sau 22 năm, vua [[Lê Thánh Tông]] đã xuống chiếu đại xá cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là '''Tán Trù bá''', bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Các ông [[Trần Nguyên Hãn]], [[Phạm Văn Xảo]], [[Lê Sát]]... cũng được đại xá trong các đời Nhân Tông và Thánh Tông.
Dòng 316:
 
* Trường Tiểu học Nguyễn Trãi và trường THCS Nguyễn Trãi tại phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội.
 
* [[Trường Đại học Nguyễn Trãi]] tại phố [[Lê Trọng Tấn]], phường [[La Khê]], quận [[Hà Đông]], Hà Nội.
* [[Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi]], đường [[Nguyễn Văn Linh]], phường [[Thanh Bình, thành phố Hải Dương|Thanh Bình]], thành phố [[Hải Dương (thành phố)|Hải Dương]], tỉnh [[Hải Dương]].
Hàng 612 ⟶ 611:
{{Thanh chủ đề|Lịch sử|Lịch sử Việt Nam|Văn hóa|Văn học|Thiên nhiên|Việt Nam}}
{{Kiểm soát tính nhất quán}}
 
{{Dữ liệu nhân vật
|TÊN=Nguyễn Trãi
|TÊN KHÁC=阮廌 (chữ Trung Quốc); Ức Trai (bút danh); 抑齋 (chữ Trung Quốc)
|TÓM TẮT=anh hùng dân tộc [[Việt Nam]] và [[danh nhân văn hóa]] thế giới
|LÚC SINH=[[1380]]
|NƠI SINH=Thăng Long
|LÚC MẤT=[[1442]]
|NƠI MẤT=
}}
{{Thời gian sống|sinh=1380|mất=1442}}