Thành viên:ThiênĐế98/"Đồng thuận" tại Wikipedia tiếng Việt

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Nguyentrongphu (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 03:10, ngày 3 tháng 12 năm 2021 (→‎Phương án 1: Không đồng ý vấn đề này). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Đây hiện là bản nháp chưa hoàn chỉnh (về cách trình bày, văn phong,...), xin góp ý, phản biện mạnh và càng chi tiết càng tốt tại trang thảo luận. Thời gian mời gọi và đóng góp ý kiến: hết ngày 31 tháng 1 năm 2021, giờ VN (GMT +7). Thời gian mời ý kiến đóng góp tại trang thảo luận cho đợt II, kéo dài 7 ngày, từ 23-30 tháng 11 năm 2021. Thời gianXe biểu quyết dự kiến: 1 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 2021.

Lưu đồ thể hiện quy trình thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng (viết tắt là đồng thuận) và những khía cạnh liên quan
Phân biệt hai loại đồng thuận: đồng thuận phạm vi hẹp và đồng thuận phạm vi rộng (đồng thuận cộng đồng)

Biểu quyết "Quy trình thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng tại Wikipedia tiếng Việt" là biểu quyết nhằm xây dựng quy định cho vấn đề được đề cập trong tên biểu quyết.

Biểu quyết gồm có 6 nội dung chính (đề mục cấp 2):

  1. Dẫn nhập
  2. Hoàn cảnh áp dụng
  3. Mở thảo luận
  4. Tiến hành thảo luận
  5. Đóng thảo luận
  6. Hiệu lực đồng thuận

Trong mỗi nội dung chính có thể có nhiều nội dung phụ (đề mục cấp 3, viền cam dày ngay trên ). Trong mỗi nội dung phụ có thể có khu vực biểu quyết để chỉnh một hay nhiều "phần" (một câu hay một biến số) trong nội dung phụ đó (đề mục cấp 4, viền xanh mỏng ngay trên ).

Một số đề mục biểu quyết chia khái niệm "thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng" thành 2 loại như bên dưới, nhưng cũng có phương án đề nghị không chia và áp dụng chung:

  • Thảo luận thay đổi lớn: Là các thảo luận sinh ra đồng thuận tạo ra sự thay đổi lớn trên toàn dự án, như việc đổi tên bài khiến một loạt bài phái sinh cũng phải đổi tên theo, tạo ra tiền lệ mới, thiết lập quy định chung cho dự án.
  • Thảo luận thay đổi nhỏ: Là các thảo luận sinh ra đồng thuận tạo ra sự thay đổi nhỏ, như biên tập một bài viết, thay đổi trên một dự án, một phân mảng (bài viết chất lượng, sửa lỗi kỹ thuật, kiểm định, chuyên mục Bạn có biết...).

Dẫn nhập

Theo quy định Wikipedia:Đồng thuận, đồng thuận là mô hình căn bản của Wikipedia dành cho các quyết định khi soạn thảo. Đồng thuận thường đạt được như một sản phẩm tự nhiên của quy trình sửa đổi, được tạo nên từ sự thỏa thuận của các bên liên quan.[1]

Một cách tổng quát, một người nào đó sửa đổi một trang, rồi những người xem sau đó được lựa chọn có nên sửa đổi nữa hay không (bao gồm 3 lựa chọn: chấp nhận sửa đổi, thay đổi sửa đổi, hay lùi sửa đổi). Khi các biên tập viên không đạt được thỏa thuận bằng cách sửa đổi, cần tổ chức thảo luận để tiếp tục quá trình dẫn tới đồng thuận.[2] Như vậy, đồng thuận về cơ bản đạt được thông qua hai phương tiện: sửa đổi hoặc thảo luận.

Tuy nhiên, việc tổ chức thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng tại Wikipedia tiếng Việt (sau đây gọi là "thảo luận") có nhiều bất cập,[3] do đó quy định về "Quy trình thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng tại Wikipedia tiếng Việt" (sau đây gọi là "quy trình") được thiết lập để hạn chế các bất cập, cũng như đảm bảo tính hợp quy của những đồng thuận cộng đồng sản sinh từ các thảo luận này (sau đây gọi là "đồng thuận").

Quy trình bao gồm 3 bước: Mở, Tiến hànhĐóng thảo luận. Ngoài quy trình, quy định này còn nói về vấn đề hiệu lực của đồng thuận.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Hoàn cảnh áp dụng

Theo tinh thần của quy định Wikipedia:Đồng thuận § Mức độ đồng thuận, quy trình này sẽ được ưu tiên áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể, thay vì phải triển khai một cách cứng nhắc với mọi dạng thảo luận xây dựng đồng thuận. Điều này hạn chế sự quan liêu.

Wikipedia:Đồng thuận § Mức độ đồng thuận đã nói: "Đồng thuận giữa một nhóm nhỏ các thành viên tại một nơi nào đó vào một lúc nào đó không thể vượt quyền đồng thuận của cộng đồng ở quy mô lớn hơn". Nghĩa là có thể chia sự đồng thuận thành hai nhóm: đồng thuận phạm vi hẹp và đồng thuận phạm vi rộng. "Phạm vi" ở đây có nghĩa là mức độ biết đến và đồng tình với đồng thuận. Đồng thuận phạm vi rộng có thể được gọi bằng "đồng thuận cộng đồng".

Hiệu lực của đồng thuận phạm vi hẹp được giới hạn trong khả năng thông tin về đồng thuận đó được lan tỏa đến những ai cũng đồng tình với cách giải quyết của những thành viên tham gia thảo luận tạo ra đồng thuận. Trong khi đó, hiệu lực của đồng thuận cộng đồng có ảnh hưởng đến toàn dự án, xem thêm: § Hiệu lực đồng thuận. Do đó, đồng thuận phạm vi hẹp không thể phủ lấp và thay thế đồng thuận cộng đồng.

Hoàn cảnh phù hợp để áp dụng quy trình chính là khi một người (hay một nhóm người) mong muốn có một đồng thuận cộng đồng, không phải là đồng thuận phạm vi hẹp, với hiệu lực có ảnh hưởng đến toàn dự án. Đây là lúc mà quy trình cần được áp dụng để tổ chức thảo luận xây dựng đồng thuận cộng đồng, đảm bảo tính hợp quy của đồng thuận này.

Tất cả những thảo luận xây dựng đồng thuận nằm ngoài sự mong muốn đã nêu và/hoặc không áp dụng quy trình, đều dẫn đến một kết quả tự nhiên là một đồng thuận phạm vi hẹp, với hiệu lực được giới hạn.

Ngoài ra, quy trình này cũng nên được áp dụng khi cần triển khai các thay đổi trên những quá trình vận hành dự án nói chung, không phải chỉ để xử lý vấn đề cơ bản là giải quyết bất đồng trong quá trình biên tập.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Mở thảo luận

Mở thảo luận là hành vi tạo một khu vực trao đổi ý kiến của một thành viên hay một nhóm thành viên (gọi là "bên mở thảo luận"), nhằm cố gắng tìm ra giải pháp hợp lý nhất để xử lý một hay nhiều bất đồng, vấn đề trong quá trình biên tập.

Việc mở thảo luận cần xác lập các đặc tính quan trọng của một thảo luận xây dựng đồng thuận, bao gồm: Thông báo, Thời hạn và Địa điểm.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Thông báo

Khi thảo luận đã được tạo ra, là một khu vực trao đổi ý kiến với nội dung được đề xuất từ bên mở thảo luận, thì bên này phải có trách nhiệm thông báo rõ ràng đến cộng đồng, thông qua một tin nhắn trên trang Thảo luận chung.[4]

Ngoài ra, có thể gửi thư mời ở trang thảo luận thành viên hoặc ping thành viên. Nếu gửi thư mời thì phải gửi tới ít nhất ? thành viên tích cực tối thiểu theo quy định để tránh trường hợp mời thiên vị kiểu chọn lọc. Chỉ được gửi thông báo trong thời gian giới hạn là ? theo quy định tính từ ngày mở thảo luận để tránh tình trạng dồn phiếu ngày chót.

Bên cạnh đó, cũng có thể đặt một thông báo trên bản mẫu thông báo đầu trang.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Số thành viên tích cực tối thiểu để gửi thông báo cuộc thảo luận

Phương án 1: Không đồng ý vấn đề này
Phương án 2: 10 thành viên
Phương án 3: 20 thành viên
Phương án 4: 30 thành viên
Phương án 5: 40 thành viên

Giới hạn thời gian gửi thông báo cuộc thảo luận

Phương án 1: Không đồng ý vấn đề này
Phương án 2: 3 ngày
Phương án 3: 5 ngày
Phương án 4: 40% thời hạn thảo luận

Giới hạn linh hoạt, bằng cách lấy 40% nhân với thời hạn thảo luận, làm tròn đến đơn vị ngày. Tức là:

Thời hạn thảo luận (ngày) 3 5 7 14 ... 21 ... 30
Thời hạn gửi thông báo (ngày) 1 2 3 6 ... 8 ... 12
Phương án 5: 60% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày) 3 5 7 14 ... 21 ... 30
Thời hạn gửi thông báo (ngày) 2 3 4 8 ... 13 ... 18
Phương án 6: 80% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày) 3 5 7 14 ... 21 ... 30
Thời hạn gửi thông báo (ngày) 2 4 6 11 ... 17 ... 24

Thời hạn

Mỗi thảo luận được mở đều cần phải xác nhận một thời hạn cố định theo quy định, là ? ngày. Thời hạn này phải được công bố trong nội dung đề xuất, trước khi các thành viên quan tâm thảo luận trao đổi ý kiến. Không có bất cứ ngoại lệ nào cho việc gia hạn thảo luận, dù cho có thể xảy ra tình trạng thiếu ý kiến.

Tất cả ý kiến trong thảo luận chỉ có hiệu lực sau khi thời hạn thảo luận chính thức được công bố. Hiệu lực này có thể được hiểu theo nghĩa là điều kiện cần để dùng ý kiến cho việc kết luận thảo luận sau này. Việc gạch bỏ các ý kiến được cho trước thời điểm công bố thời hạn là không cần thiết, trừ những "ý kiến độc lập". Trong trường hợp phải gạch bỏ, nên thông báo với thành viên cho ý kiến để họ xem xét ký tên lại, giúp ý kiến có hiệu lực.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Thảo luận thay đổi lớn

Phương án 1: 3 ngày
Phương án 2: 5 ngày
Phương án 3: 7 ngày
Phương án 4: 14 ngày
Phương án 5: 7–14 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 6: 7–21 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 7: 7–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)

Thảo luận thay đổi nhỏ

Phương án 1: 3 ngày
Phương án 2: 5 ngày
Phương án 3: 7 ngày
Phương án 4: 14 ngày
Phương án 5: 7–14 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 6: 7–21 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 7: 7–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)

Một bộ quy định cho cả hai (nếu chọn phương án này thì không cần bỏ phiếu cho 2 đề mục trên)

Phương án 1: 3 ngày
Phương án 2: 5 ngày
Phương án 3: 7 ngày
Phương án 4: 14 ngày
Phương án 5: 7–14 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 6: 7–21 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)
Phương án 7: 7–30 ngày (bên mở thảo luận tự quyết định)

Địa điểm

Thảo luận phải được tổ chức tại các không gian chung thuộc về cộng đồng, ví dụ: Thảo luận chung, Tin nhắn cho bảo quản viên, các trang có không gian tên bắt đầu bằng "Wikipedia", "Thảo luận" (ngoại trừ "Thảo luận Thành viên"). Không bao giờ được tổ chức tại các trang có không gian tên bắt đầu bằng "Thành viên", "Thảo luận Thành viên".

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Giới hạn

Nhằm tránh tình trạng mở thảo luận tràn lan không đóng, bên mở thảo luận chỉ được phép tổ chức 5 thảo luận chưa kết luận đồng thời. Nếu muốn tiếp tục mở thảo luận mới, vui lòng chờ các thảo luận cũ đã kết thúc và được kết luận.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Tiến hành thảo luận

Tiến hành thảo luận là sự diễn ra hoạt động trao đổi ý kiến một cách tự nhiên trong cuộc thảo luận. Tuy nhiên, quá trình này nên đạt được một số tiêu chuẩn nhất định, như về số ý kiến độc lập tối thiểu, tỷ lệ đồng quan điểm, tiêu chí ý kiến được dùng để kết luận, phạm vi đồng quan điểm của ý kiến và việc bổ sung nội dung đề xuất khi đang thảo luận.

Việc đạt các tiêu chuẩn này thường không được yêu cầu trong thời gian tiến hành thảo luận, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện việc kết luận trong bước Đóng thảo luận sau này và xem xét tính hợp quy của thảo luận.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Số ý kiến độc lập tối thiểu

Ý kiến độc lập là tập hợp tất cả ý kiến của duy nhất một thành viên bất kỳ trong cuộc thảo luận, thể hiện quan điểm chung của thành viên này trước nội dung đề xuất. Quan điểm đó có thể là "đồng ý" hay "phản đối" một phần hay toàn bộ nội dung đề xuất.[5] Những ý kiến không thể hiện quan điểm trước nội dung đề xuất thường không dùng để hình thành nên ý kiến độc lập.[6] Quy định này đặt ra số ý kiến độc lập tối thiểu phù hợp để xem xét tính hợp quy của thảo luận, là ? ý kiến.

Thảo luận thay đổi lớn

Phương án 1: Ít nhất 3 ý kiến
Phương án 2: Ít nhất 4 ý kiến
Phương án 3: Ít nhất 5 ý kiến (bằng Biểu quyết xóa bài)
Phương án 4: Ít nhất 7 ý kiến
Phương án 5: Ít nhất 10 ý kiến (bằng biểu quyết)

Thảo luận thay đổi nhỏ

Phương án 1: Ít nhất 3 ý kiến
Phương án 2: Ít nhất 4 ý kiến
Phương án 3: Ít nhất 5 ý kiến (bằng Biểu quyết xóa bài)
Phương án 4: Ít nhất 7 ý kiến
Phương án 5: Ít nhất 10 ý kiến (bằng biểu quyết)

Một bộ quy định cho cả hai (nếu chọn phương án này thì không cần bỏ phiếu cho 2 đề mục trên)

Phương án 1: Ít nhất 3 ý kiến
Phương án 2: Ít nhất 4 ý kiến
Phương án 3: Ít nhất 5 ý kiến (bằng Biểu quyết xóa bài)
Phương án 4: Ít nhất 7 ý kiến
Phương án 5: Ít nhất 10 ý kiến (bằng biểu quyết)

Tỷ lệ đồng quan điểm

Tỷ lệ đồng quan điểm trong một cuộc thảo luận là căn cứ quan trọng để kết luận thảo luận sau này, được tính bằng phần trăm số ý kiến độc lập thể hiện cùng một quan điểm (thường là quan điểm chủ đạo) so với tổng số ý kiến độc lập của cuộc thảo luận. Theo quy định này, tỷ lệ đồng quan điểm phù hợp được cho là mức ?.

Phương án 1: Trên 50% (bằng biểu quyết)

Phương án 2: Bằng hoặc trên 2/3

Phương án 3: Bằng hoặc trên 75%

Phương án 4: Bằng hoặc trên 80%

Phương án 5: Bằng hoặc trên 90%

Tiêu chí ý kiến được dùng để kết luận

Về cơ bản, mọi cuộc thảo luận đều hoan nghênh tất cả thành viên của dự án tham gia cho ý kiến. Tuy nhiên, quy định này yêu cầu chỉ những ý kiến độc lập thỏa tiêu chí mới được xem là phù hợp để thực hiện việc kết luận sau này. Tiêu chí về việc ý kiến có phù hợp để kết luận hay không phụ thuộc vào điều kiện của thành viên cho ý kiến, và điều kiện này tương đương với nội dung đề mục Điều lệ thành viên tham gia bỏ phiếu trong Điều lệ Biểu quyết.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Phạm vi đồng quan điểm của ý kiến

Những ý kiến đồng quan điểm với nội dung đề xuất phải thể hiện phạm vi đồng quan điểm, là ủng hộ hoàn toàn hay một phần quan điểm của bên mở thảo luận. Nếu chỉ ủng hộ một phần, phải ghi rõ ủng hộ nội dung nào, nhằm phục vụ cho việc kết luận thảo luận sau này.[7] Nếu không ghi rõ thì mặc định là ý kiến ủng hộ hoàn toàn quan điểm được đề xuất.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Bổ sung nội dung đề xuất khi đang thảo luận

Khi đang tiến hành thảo luận, việc bổ sung nội dung mới cho nội dung đề xuất ban đầu là được cho phép. Nhưng chỉ khi người bổ sung thuộc về bên mở thảo luận, và phải thông báo cho tất cả thành viên có ý kiến độc lập trước nội dung đề xuất (phiên bản trước thời điểm bổ sung), để họ xem xét nội dung đề xuất được cập nhật và ký xác nhận lại ý kiến này. Các ý kiến độc lập được tính là hợp quy khi và chỉ khi có chữ ký của chính thành viên đó tại thời điểm sau bổ sung. Thời hạn bổ sung là trong vòng ? ngày đầu tiên của thảo luận. Nếu việc bổ sung chỉ đơn thuần nhằm làm rõ nội dung đề xuất (như thêm chú thích, ghi chú, giải thích, tập tin) thì có thể không cần thiết thực hiện việc thông báo và tái ký tên.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất khi đang thảo luận

Phương án 1: Không đồng ý vấn đề này (đồng nghĩa không có giới hạn về thời gian được phép bổ sung)
Phương án 2: 3 ngày
Phương án 3: 5 ngày
Phương án 4: 40% thời hạn thảo luận

Giới hạn linh hoạt, bằng cách lấy 40% nhân với thời hạn thảo luận, làm tròn đến đơn vị ngày. Tức là:

Thời hạn thảo luận (ngày) 3 5 7 14 ... 21 ... 30
Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất (ngày) 1 2 3 6 ... 8 ... 12
Phương án 5: 60% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày) 3 5 7 14 ... 21 ... 30
Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất (ngày) 2 3 4 8 ... 13 ... 18
Phương án 6: 80% thời hạn thảo luận
Thời hạn thảo luận (ngày) 3 5 7 14 ... 21 ... 30
Thời hạn bổ sung nội dung đề xuất (ngày) 2 4 6 11 ... 17 ... 24

Đóng thảo luận

Đóng thảo luận bao gồm lần lượt sự kết thúc và kết luận thảo luận sau thời gian tiến hành thảo luận. Một cách tự động, thảo luận có thể coi là "đã đóng" một khi vượt quá thời hạn thảo luận được xác nhận, nghĩa là thảo luận đã kết thúc. Nhưng chỉ khi có sự kết luận (hay còn gọi là "chốt kết quả") thì thảo luận mới được xem là "đã đóng hoàn toàn". Đề mục này cũng nêu ra một số nội dung liên quan đến việc đóng thảo luận.

Bên mở thảo luận có toàn quyền đóng thảo luận, với kết luận là "rút đề xuất", nếu như tìm ra thiếu sót lớn của mình bất kỳ lúc nào trong thời hạn tiến hành thảo luận.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Kết luận thảo luận

Mọi thành viên quan tâm đến thảo luận được tự do thực hiện thao tác kết luận thảo luận, bao gồm việc một dùng bản mẫu dạng hộp hoặc các hình thức trình bày tương tự để chứa lấy khu vực thảo luận, và đưa ra lời kết luận ngay trong bản mẫu đó.

Việc kết luận thảo luận phụ thuộc rất lớn vào nội dung đề xuất, cũng như các ý kiến trong cuộc thảo luận, và phải xem xét thảo luận này có thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu trong quá trình tiến hành thảo luận hay không.

Một thảo luận không thỏa mãn các tiêu chuẩn đã nêu, hay các ý kiến trong thảo luận đều không thể hiện rõ quan điểm với nội dung đề xuất, nên được kết luận là "chưa có đồng thuận".

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Không nhất thiết phải giới hạn nội dung kết luận theo quan điểm chủ đạo của cuộc thảo luận, mà có thể xem xét kết hợp thêm những quan điểm thiểu số nhưng với lý lẽ thuyết phục và hợp lý, nhất là những quan điểm không xung đột trực tiếp với quan điểm chủ đạo.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Lưu trữ thảo luận

Cần lưu trữ liên kết của nơi diễn ra thảo luận trên trang Wikipedia:Thảo luận đồng thuận cộng đồng để tiện theo dõi trong tương lai, ghi rõ tình trạng của thảo luận (đang mở, đang có hiệu lực, đã bị thay đổi...), (các) tên thành viên của bên mở thảo luận, và có thể lưu liên kết ngay sau khi mở thảo luận. Việc tổ chức trang lưu trữ này do các thành viên có quan tâm tự thực hiện và trao đổi với nhau.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Thi hành đồng thuận

Sản phẩm sau cùng của một cuộc thảo luận thường là đồng thuận. Việc thi hành đồng thuận này chỉ cho phép khi thảo luận sinh ra nó đã được đóng trước đó, và không phải là thảo luận có kết luận "chưa có đồng thuận" hay "rút đề xuất".

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Hiệu lực đồng thuận

Hiệu lực đồng thuận là khả năng triển khai các thay đổi trên toàn dự án Wikipedia tiếng Việt theo kết quả của thảo luận xây dựng đồng thuận, và khả năng này chỉ có được khi thảo luận được thực hiện theo quy trình mà quy định này đề cập, gồm các bước Mở, Tiến hànhĐóng thảo luận. Một khi hiệu lực này đã có, người ta có thể tuyên bố "đã có đồng thuận [cộng đồng]" và được quyền thi hành các thay đổi theo đồng thuận. Nếu kết luận thảo luận là "chưa có đồng thuận" hay "rút đề xuất", thì hiển nhiên không thể có hiệu lực đồng thuận, vì bản thân đồng thuận chưa xuất hiện.

Hiệu lực đồng thuận là vô hạn, cho đến khi có một đồng thuận mới thay đổi đồng thuận cũ. Xem thêm: Wikipedia:Đồng thuận § Đồng thuận có thể được thay đổi.

Có thể thay đổi toàn bộ hoặc một phần đồng thuận bằng một trong những cách thức sau đây:

  • Tổ chức một thảo luận đồng thuận mới (vì đã có thông tin mới có tác động mạnh hơn thảo luận đồng thuận cũ).[8]
  • Khởi tạo một biểu quyết thay đổi toàn bộ hoặc một phần đồng thuận.

Hiệu lực đồng thuận cũng chịu ảnh hưởng bởi ngoại lệ. Xem thêm: Wikipedia:Đồng thuận § Ngoại lệ.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Đồng thuận sinh ra từ thảo luận có "mức hiệu lực" thấp hơn đồng thuận sinh ra từ biểu quyết. Điều này cũng có nghĩa là nếu muốn thay đổi đồng thuận sinh ra từ biểu quyết thì phải tổ chức một biểu quyết, không được tổ chức thảo luận.

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

Tham khảo

  1. ^ “Quy định đồng thuận tại Wikipedia tiếng Việt”.
  2. ^ “Quy định đồng thuận tại Wikipedia tiếng Anh”.
  3. ^ Theo ý kiến của thành viên ThiênĐế98: "mở rồi không đóng/không thi hành đồng thuận, mở tràn lan đồng thuận không kết quả; lấy phiếu ý kiến nằm ngoài thời điểm tìm đồng thuận quá lâu; các ý kiến đồng thuận không rõ ràng và mơ hồ; người tham gia đồng thuận không có đủ tiêu chuẩn/uy tín đáng kể..."
  4. ^ Điều này là không cần thiết nếu như thảo luận được tổ chức trên chính trang Thảo luận chung.
  5. ^ Có nghĩa là phiếu đồng ý hoặc ý kiến có quan điểm đồng ý là như nhau. Phiếu phản đối và ý kiến có quan điểm phản đối cũng như nhau.
  6. ^ Ví dụ như ý kiến hỏi về thời hạn thảo luận, về việc bổ sung nội dung đề xuất; ý kiến mang tính diễn đàn, trò chuyện không liên quan hoặc ít liên quan đến chủ đề bàn luận; ý kiến đơn thuần bổ sung thông tin liên quan cho thảo luận, không thể hiện rõ ràng quan điểm.
  7. ^ Ví dụ sự thiếu rõ ràng: Đồng thuận đổi tên OTRS thành VRT – Đồng thuận "bán phần"
  8. ^ Ví dụ vụ Nhà giáo, Thầy thuốc Nhân dân/Ưu tú