Áo măng tô (vay mượn từ tiếng Pháp: manteau)[1] là loại áo khoác choàng bên ngoài. Chiều dài chính là đặc điểm của loại áo khoác này so với các áo khoác thông thường khác, đôi khi người ta gọi nó là áo choàng.[2]

Áo măng tô bằng lông, mặc trong thế vận hội mùa đông 1972.

Nguồn gốc sửa

Ban đầu, áo măng tô chỉ được sử dụng làm đồng phục ở nơi làm việc chuyên nghiệp trong quân đội, và được mặc bởi những người có tầng lớp trong xã hội. Trang phục này giúp họ bảo vệ cơ thể trước thời tiết khắc nghiệt và mưa gió, sản phẩm may bằng vải dệt len chống thấm nước bằng cách bôi sáp hoặc cao su lên bề mặt vải. Mãi cho tới thế kỷ 17, chúng mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho mọi tầng lớp.

Chiếc áo choàng dài này từng được dùng nhiều trong quân ngũ từ cuối thế kỷ 18, đặc biệt là trong chiến dịch mùa đông (Pháp). Áo măng tô tiếp tục được sử dụng như trang phục chiến đấu cho đến những năm 1940 - 1950, khi quân đội cảm thấy chúng không thực tế và phù hợp nữa. Tuy nhiên, những nước có thời tiết khắc nghiệt như Liên Xô lại vẫn tiếp tục sản xuất và sử dụng.[3]

Một số kiểu áo choàng sửa

Các biến thể của áo măng tô trải qua nhiều thập kỷ đến ngày nay. Một số mẫu áo choàng phổ biến bắt nguồn ở Tây phương.

Kiểu áo Ghi chú
 
Một sĩ quan mặc Trench coat
Tạm dịch: Áo choàng đi mưa, là một loại áo chống thấm nước, làm bằng vải cotton siêu nhẹ thay thế loại áo măng tô đầu tiên, vốn từng nặng nề này. Phục vụ quân đội Anh quốc kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.[4]

Thomas Burberry đã phát minh ra loại vải Gabardine may áo này.[5][6]

 
Áo bành tô
Áo bành tô là loại áo khoác có hai hàng khuy đôi, và tà áo dài qua đầu gối với 6 cúc áo nhưng chỉ có 4 cúc áo cài được.[7][8]
 
Chesterfield
Một kiểu áo được lấy tên của bá tước Chesterfield,[9] có từ thế kỷ thứ XIX. Ngày nay áo choàng Chesterfield vẫn giữ nguyên một số đặc điểm như không có đường khâu nổi ở eo hoặc đường khâu phía trước[10], ve áo hình chữ V và ngắn, không có vạt, cài nút áo phía trước, cổ áo bằng vải nhung, hai túi bên thẳng, không có cổ tay áo...
 
Pea Coat
Pea Coat, Áo khoác dành cho nam giới trong lĩnh vực hàng hải. Trong Hải quân Mỹ, nó được biết dưới tên là Peacoat[11], trong Hải quân Đức gọi là Colani. Thông thường có màu xanh navy với chất liệu len dày. Pea coat có ve áo lớn, nút lớn bằng kim loại, gỗ, hoặc nhựa và túi trổ dọc.
 
Áo bành tô ngày nay
Ngày nay, áo được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp cho người mặc
Parka Loại áo có nón dùng để chống gió và cái lạnh. Viền nón của parka thường có lông thú. Áo parka thường làm bằng vật liệu chống nước.

Tham khảo sửa

  1. ^ “manteau – Wiktionary tiếng Việt”. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ Áo choàng - Từ điển Tiếng việt
  3. ^ Russian Soldiers Freeze in New Uniforms militaryphotos.net
  4. ^ Tynan, Jane (2011). 'Military Dress and Men's Outdoor Leisurewear: Burberry's Trench Coat in First World War Britain'. Journal of Design History v. 24 (2). tr. 139–156.
  5. ^ Gabardine, Online Etymology Dictionary, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012
  6. ^ The trench coat's forgotten WW1 roots
  7. ^ Nguồn gốc áo bành tô
  8. ^ “A Man's Guide to Overcoats”. artofmanliness.com. ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  9. ^ “A Man's Guide to Overcoats”. artofmanliness.com. ngày 11 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013.
  10. ^ “Áo khoác cho phái mạnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2015.
  11. ^ Josh Williams (2013), “The History of the Pea Coat”, Tails, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2014, truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014

Liên kết ngoài sửa