Đá Núi Le (tiếng Anh: Cornwallis South Reef; tiếng Filipino: Osmeña; tiếng Trung: 南华礁; bính âm: Nánhuá jiāo, Hán-Việt: Nam Hoa tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Núi Le cách đảo Trường Sa 134 hải lý (248 km) về phía đông, cách đá Tiên Nữ 27 hải lý (50 km) về phía tây-tây nam.

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Núi Le
Ảnh vệ tinh chụp đá Núi Le (tháng 8 năm 2022)
Địa lý
Vị trí của đá Núi Le
Vị trí của đá Núi Le
đá Núi Le
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°42′36″B 114°11′6″Đ / 8,71°B 114,185°Đ / 8.71000; 114.18500 (đá Núi Le)
Tổng số đảo4
Diện tích5 ha (đảo nhân tạo)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Thị trấnTrường Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Núi Le là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Việt Nam kiểm soát đá này từ ngày 28 tháng 2 năm 1988. Đá Núi Le được quản lý như một phần của thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Đặc điểm sửa

Địa lý sửa

Bản đồ hành chính[1][2] đều thể hiện danh từ riêng là Núi Le còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá (reef). Về bản chất địa lý, đá Núi Le không phải là một đảo mà là rạn san hô vòng.

Rạn san hô này trải dài theo trục bắc-nam với chiều dài khoảng 9 km và chiều rộng khoảng 3,5 km. Khi thủy triều xuống thấp nhất thì rải rác có những chỗ nhô lên khỏi mặt nước.[3][4] Tổng diện tích của rạn vòng này là khoảng 34 km² trong đó nền san hô là 22.3 km² và diện tích vụng biển 11.7 km²[5].

Công trình nhân tạo sửa

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại 2 nhà lâu bền trên đá Núi Le[6], được đặt tên là Đảo Núi Le A, B; có tọa độ địa lý cụ thể là (tọa độ trong ngoặc là tọa độ ghi trên bia chủ quyền):

Diện tích của các công trình nổi trên là không đáng kể. Việt Nam đã mở hai luồng vào vụng biển và bồi đắp thêm hai bãi đất nổi khác với tổng cộng diện tích khoảng 1,69 ha[9]. Các công trình bồi đắp này đã bị tàn phá bởi siêu bão Melor vào tháng 12 năm 2015 và diện tích sau đó còn lại khoảng 0,9 ha.

Cuối tháng 10 năm 2022, Việt Nam quay trở lại bồi đắp bãi nổi gần luồng vào phía tây nam rạn san hô, gần với Đảo Núi Le A. Tính đến tháng 10 năm 2023, diện tích đảo nhân tạo này là khoảng 5 ha.

Lịch sử sửa

Thực hiện chiến dịch CQ-88, ngày 28/02/1988, Hải quân Việt Nam điều tàu HQ633 đưa lực lượng công binh và vật liệu ra xây dựng nhà cao chân tại đá Núi Le[10].

Ngày 23/3/1988, việc xây dựng nhà cao chân hoàn tất và chuyển giao cho lực lượng bảo vệ đảo. Sau đó, công binh tiếp tục tiến hành xây dựng nhà cấp 2 và đưa ra thêm 1 pông tông.[10]

Đến năm 1997, lực lượng công binh tiếp tục xây dựng nhà lâu bền ở điểm Núi Le A và năm 2001 xây dựng nhà lâu bền ở điểm Núi Le B cách đó khoảng 4km.[10]

Tham khảo sửa

  1. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2.200.000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008).
  2. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam).
  3. ^ Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
  4. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 12. ISBN 978-1897643181.
  5. ^ “南華礁”. Baidu.hk.
  6. ^ “Đảo Núi Le”. baogialai.com.vn. 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.
  7. ^ “Nhật ký Trường Sa - Bài 2: Chuyện ở đảo chìm”. baoquangninh.com.vn. 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ “Đoàn Công tác Thành phố Hà Nội, quân chủng Hải quân tổ chức khánh thành công trình Nhà văn hóa đa năng trên đảo Núi Le B”. Cổng Giao tiếp điện tử Thành Phố Hà Nội. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ “Asia Maritime Transparency Initiative (CSIS) - Đá Núi Le”.
  10. ^ a b c “Trường Sa: Đảo Đá Núi Le địa chỉ tin cậy của ngư dân đánh bắt hải sản”. baobackan.com.vn. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.