Đám rối thần kinh cánh tay

mạng lưới thần kinh chi phối vận động và cảm giác cánh tay

Đám rối thần kinh cánh tay (gọi tắt là Đám rối cánh tay) là một mạng lưới được tạo bởi nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ và một thần kinh sống ngực (C5, C6, C7, C8, T1). Đám rối này trải dài từ tủy sống, qua ống cổ - nách chui vào nách. Nó cho các sợi thần kinh đi (sợi vận động) và các sợi thần kinh đến (sợi cảm giác) đến và chi phối vùng ngực, vai, cánh tay và bàn tay.

Đám rối thần kinh cánh tay
Đám rối thần kinh cánh tay phải, nhìn từ phía trước.
Rễ, thân và bó của đám rối được bộc lộ nhờ phẫu tích trên tử thi hiến tặng.
Latinh plexus brachialis

Cấu tạo sửa

Đám rối cánh tay bao gồm năm rễ, ba thân, sáu ngành (ba ngành trước và ba ngành sau), ba và năm nhánh thần kinh. Đám rối cho năm nhánh "tận" và nhiều nhánh bên tách ra trên đường đi của đám rối, ví dụ như thần kinh dưới đòn, thần kinh ngực lưng và thần kinh ngực dài.[1][2] Một cấu trúc điển hình để nhận biết một đoạn của đám rối cánh tay chính là các nối tiếp chữ M hay W của thần kinh cơ bì, bó trong, thần kinh giữa, bó giữa và thần kinh trụ.

Rễ sửa

Năm rễ chính là năm nhánh trước của thần kinh tủy sống, phát sinh sau khi thần kinh tủy sống cho các nhánh cơ ở cổ. Đám rối cánh tay nhận nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ dưới (C5 đến C8) và phần lớn nhánh trước của thần kinh sống ngực I.

Thân Nhánh trước của
Trên C5, C6
Giữa C7
Dưới C8, T1

Thần kinh vai sau tách ra từ thân trên, chi phối cho cơ trám lớn (ở xương vai). Thần kinh dưới đòn có nguyên ủy từ chỗ hợp lại của C5 và C6, chi phối cho cơ dưới đòn (cơ tham gia quá trình nâng xương sườn 1 trong quá trình hô hấp). Thần kinh ngực dài có nguyên ủy từ vùng nối tiếp C5, C6 và C7. Thần kinh này chi phối cơ răng trước.

Thân sửa

Năm rễ trên kết hợp lại, tạo thành ba thân:

Thân Nhánh trước của
Trên C5, C6
Giữa C7
Dưới C8, T1

Ngành sửa

Mỗi thân tách đôi, tạo nên tổng cộng sáu ngành. Khi quan sát trên cơ thể ở tư thế giải phẫu, ngành trước ở vị trí nông hơn so với ngành sau.

sửa

Sáu ngành này hợp lại, tạo thành ba . Các bó này được đặt tên dựa trên vị trí của chúng với động mạch cánh tay:

Tạo bởi Tương ứng với thần kinh sống
Sau Ba ngành sau của các thân C5-C8, T1
Ngoài Ngành trước của thân trên và thân giữa C5-C7
Trong Ngành trước thân dưới C8, T1

Sơ đồ đám rối thần kinh cánh tay sửa

 Thần kinh vai sau (hay thần kinh lưng vai)Thần kinh trên vaiNhánh đến cơ dưới đònThần kinh ngực ngoàiThần kinh cơ bìThần kinh náchThần kinh giữaThần kinh trụThần kinh bì cẳng tay trongThần kinh bì cánh tay trongThần kinh quayThần kinh dưới vai dướiThần kinh ngực lưngThần kinh ngực trongThần kinh dưới vai trênThần kinh ngực dàiThần kinh sống cổ VThần kinh sống cổ VIThần kinh sống cổ VIIThần kinh sống cổ VIIIThần kinh sống ngực I
  Sơ đồ giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay, đã chú thích rễ, thân, ngành và bó. Nhấn chuột (đối với máy tính) hoặc chạm tay (đối với điện thoại di động) vào danh pháp giải phẫu để đọc các bài viết tương ứng trên Wikipedia. Đối với điện thoại di động, hãy kéo xuống cuối trang, chọn Máy tính để bàn, chuyển sang giao diện máy tính để sử dụng chức năng tương tác này.

Sơ đồ đường sửa

 

Các nhánh sửa

Các nhánh của đám rối được liệt kê phía dưới. Phần lớn nhánh tách ra từ các bó, các nhánh còn lại (được in nghiêng) lại tách ra từ những cấu trúc gần tủy sống hơn. Có năm nhánh tận của đám rối, đó là: thần kinh cơ bì, thần kinh nách, thần kinh quay, thần kinh giữa, thần kinh trụ. Có những biến thể hiếm găp giữa thần kinh cơ bì và thần kinh giữa.[1][3]

In đậm: Rễ thần kinh chắc chắn có nhánh tạo thành thần kinh (hằng định).

In nghiêng: Rễ thần kinh có hoặc không có nhánh tạo thành thần kinh (không hằng định).

Nguyên ủy
Thần kinh
Rễ[4]
Nhánh bì
rễ Thần kinh vai sau C4, C5 Các cơ trám, cơ nâng vai -
Thần kinh ngực dài C5, C6, C7 Cơ răng trước
Nhánh cho thần kinh cơ hoành C5 Cơ hoành
thân trên Nhánh cho cơ dưới đòn C5, C6 Cơ dưới đòn -
Thần kinh trên vai C5, C6 Cơ trên gaicơ dưới gai
bó ngoài Nhánh đến cơ dưới đòn C5, C6, C7 Cơ ngực lớncơ ngực bé (liên kết với thần kinh ngực trong) -
Thần kinh cơ bì C5, C6, C7 Cơ quạ - cánh tay, cơ cánh taycơ nhị đầu cánh tay Tách thành thần kinh bì cẳng tay trong, cho phối cảm giác da vùng trước - trong của cẳng tay; da vùng khuỷu.[2]
Nhánh ngoài thần kinh giữa C5, C6, C7 Cho nhánh đến thần kinh giữa (xem ở dưới) -
bó sau Thần kinh dưới vai trên C5, C6 Cơ dưới vai (phần trên) -
Thần kinh ngực lưng (thần kinh dưới vai giữa) C6, C7, C8 Cơ lưng rộng
Thần kinh dưới vai dưới C5, C6 Cơ dưới vai (phần dưới) và cơ tròn lớn
Thần kinh nách C5, C6 Nhánh trước: cơ delta và một vùng nhỏ trên da

Nhánh sau: cơ tròn bé và cơ delta

Nhánh sau tạo thành thần kinh bì cánh tay trong trên, chi phối da phía trong của vai và cánh tay (khớp vai)[2]
Thần kinh quay C5, C6, C7, C8, T1 Cơ tam đầu cánh tay, cơ ngửa, cơ khuỷu, các cơ duỗi cẳng tay và cơ cánh tay quay Nhánh thần kinh bì cánh tay sau chi phối da phía sau cánh tay. Nhánh nông của thần kinh quay chi phối cảm giác da vùng mu bàn tay, bao gồm cả vùng da giữa ngón cáingón trỏ.
bó trong Thần kinh ngực trong C8, T1 Cơ ngực lớn và cơ ngực bé -
Nhánh trong thần kinh giữa C8, T1 Tất cả các cơ gấp của cẳng tay ngoại trừ cơ gấp cổ tay trụ và phần điều khiển ngón tay II và ngón tay III của cơ gấp các ngón tay sâu.

Cơ giun I và II, các cơ thuộc mô cái (nhánh quặt ngược mũ cái)

Phần của bàn tay không chi phối bởi thần kinh trụ và quay, ví dụ: da vùng gan tay của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, một nửa ngón nhẫn và da dưới móng tay của những ngón tay nêu trên
Thần kinh bì cánh tay trong C8, T1 - Da vùng trước và trong cánh tay
Thần kinh bì cẳng tay trong C8, T1 Da vùng trong cẳng tay
Thần kinh trụ C8, T1 Cơ gấp cổ tay trụ và hai bụng trong của cơ gấp các ngón sâu, các cơ nội tại của bàn tay, trừ các cơ mô cáicơ giun I, II (thần kinh giữa chi phối) Da phía trong bàn tay, phía trong của 1,5 ngón tay mặt gan tay và phía trong 2,5 ngón tay mặt mu tay.

Chức năng sửa

Đám rối cánh tay cho các nhánh chi phối cơ và da của chi trên, ngoại trừ cơ thang (chi phối bởi thần kinh lưỡi hầu) và vùng da gần nách (chi phối bởi thần kinh cánh tay gian sườn). Đám rối cánh tay liên kết với thân giao cảm nhờ nhánh thông xám tại rễ đám rối.

Các nhánh cùng của đám rối cánh tay đều có sợi cảm giác và sợi vận động và sợi bản thể.

Nhánh cùng Cảm giác Vận động
Thần kinh cơ bì Da vùng trước - ngoài cẳng tay Cơ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ - cánh tay
Thần kinh nách Da phần ngoài bả vai và cánh tay Cơ delta và cơ tròn bé
Thần kinh quay Da vùng sau - ngoài cẳng tay và cổ tay; da vùng sau cánh tay Cơ tam đầu cánh tay, cơ cánh tay quay, cơ khuỷu, các cơ duỗi ở vùng sau cánh tay và cẳng tay
Thần kinh giữa Da của 2/3 ngoài bàn tay và một phần nhỏ da ngón tay I đến IV Các cơ gấp cẳng tay, các cơ mô cái, cơ giun I, II
Thần kinh trụ Da vùng gan trong bàn tay và ngón tau III đến V Mô út, một số cơ gấp cẳng tay, cơ mô cái, có giun III, IV, các cơ gian cốt

Một số hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Kawai, H; Kawabata, H (2000). Brachial Plexus Palsy. Singapore: World Scientific. tr. 6, 20. ISBN 9810231393.
  2. ^ a b c Saladin, Kenneth (2015). Anatomy and Physiology (ấn bản 7). New York: McGraw Hill. tr. 489–491. ISBN 9789814646437.
  3. ^ Goel, Shivi; Rustagi, SM; Kumar, A; Mehta, V; Suri, RK (13 tháng 3 năm 2014). “Multiple unilateral variations in medial and lateral cords of brachial plexus and their branches”. Anatomy & Cell Biology. 47 (1): 77–80. doi:10.5115/acb.2014.47.1.77. PMC 3968270. PMID 24693486.
  4. ^ Moore, K.L.; Agur, A.M. (2007). Essential Clinical Anatomy (ấn bản 3). Baltimore: Lippincott Williams & Wilkins. tr. 430–1. ISBN 978-0-7817-6274-8.

Tài liệu sửa

  • Saladin, Kenneth (2014). Anatomy and Physiology (ấn bản 7). McGraw-Hill Education. tr. 491.
  • Kishner, Stephen. “Brachial Plexus Anatomy”. Medscape. WebMD. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa