Đình chiến là một thỏa thuận chính thức giữa các bên tham chiến nhằm ngưng cuộc chiến tranh. Nó không nhất thiết là cái kết của một cuộc chiến vì đây có thể chỉ đồng nghĩa với sự ngừng bắn trong lúc tiếp tục thương thảo để đi tới hòa bình lâu dài. Từ armistice trong tiếng Anh có nguồn gốc từ từ tiếng Latin arma, có nghĩa là "vũ khí", và -stitium, có nghĩa là "ngừng lại".[1]

Lễ ký kết Hiệp ước Münster, 1648

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thường áp đặt hoặc cố gắng áp đặt các giải pháp ngừng bắn lên các bên trong những cuộc xung đột hiện đại. Các thỏa thuận đình chiến luôn được đàm phán giữa chính các bên tham chiến và do đó thường được coi là có tính ràng buộc hơn các giải pháp ngừng bắn không bắt buộc của LHQ trong luật quốc tế hiện đại.

Một thỏa thuận đình chiến là một modus vivendi và không giống như một hiệp ước hòa bình có thể mất vài tháng hoặc vài năm mới được chấp thuận. Thỏa thuận Đình chiến Triều Tiên năm 1953 là một ví dụ tiêu biểu về một sự đình chiến không được kế tiếp bởi một hiệp ước hòa bình. Đình chiến cũng khác so với ngừng bắn, dùng để chỉ sự ngừng tạm thời các hành động thù địch trong một thời gian hoặc khu vực giới hạn như đã thỏa thuận. Để đàm phán đình chiến có thể sẽ phải cần một lệnh ngừng bắn trước.

Luật quốc tế về đình chiến sửa

Theo luật quốc tế một thỏa thuận đình chiến là một thỏa thuận pháp lý (thường dưới dạng văn kiện) kết thúc chinh chiến giữa các "bên tham chiến" trong một cuộc chiến tranh hoặc xung đột.[2] Tại Công ước La Hay 1899, trong đó có ba hiệp ước được thông qua và ba tuyên bố được đưa ra, Công ước về Luật và Thông lệ Chiến tranh trên đất liền nêu rằng "Nếu thời gian [đình chiến] không cố định", các bên có thể tiếp tục cuộc chiến (Điều 36) tùy theo lựa chọn của họ, nhưng phải có thông báo phù hợp. Điều này khác với một thỏa thuận đình chiến có "thời gian cố định", khi đó các bên chỉ có thể mở lại trận chiến vào lúc kết thúc thời gian đã định sẵn. Khi các bên tham chiến nói rằng: "sự đình chiến này kết thúc hoàn toàn cuộc chiến" mà không có bất cứ ngày kết thúc đình chiến nào, thì thời gian đình chiến sẽ là cố định theo hướng không cho phép chiến tranh trở lại vào bất cứ lúc nào. Ví dụ, Thỏa thuận Đình chiến Triều Tiên kêu gọi "ngừng bắn và đình chiến" và có "mục tiêu thiết lập một khoản đình chiến đảm bảo ngừng hoàn toàn các hoạt động thù địch và tất cả các hoạt động của lực lượng vũ trang ở Triều Tiên cho tới khi đạt được một thỏa thuận hòa bình cuối cùng".[3]

Ngày Đình chiến sửa

Ngày Đình chiến (trùng với Ngày Tưởng niệmNgày cựu chiến binh) được kỷ niệm mỗi năm vào ngày 11 tháng 11, đánh dấu sự kiện ký Hiệp định đình chiến ngày 11 tháng 11 năm 1918 giữa khối Hiệp ướcĐế quốc Đức tại Compiègne, Pháp, nhằm ngừng bắn tại Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, có hiệu lực vào lúc 11 giờ sáng—"giờ thứ mười một của ngày mười một tháng mười một" năm 1918.

Hầu hết các nước đã đổi tên ngày này sau Chiến tranh thế giới thứ hai để tôn vinh những cựu chiến binh trong cuộc chiến và những cuộc xung đột kế sau. Hầu hết các nước Khối Thịnh vượng chung Anh chọn tên Ngày Tưởng niệm, trong khi Hoa Kỳ chọn Ngày cựu chiến binh.

Những lần đình chiến trong lịch sử cận đại sửa

Những lần đình chiến trong thế kỷ XX sửa

Tập tin:The announcing of the armistice on ngày 11 tháng 11 năm 1918, was the occasion for a monster celebration in Philadelphia... - NARA - 533478.tif
Sự kiện công bố thỏa thuận đình chiến ngày 11 tháng 11 năm 1918 là dịp ăn mừng lớn tại các nước phe Hiệp ước.
 
Các đại biểu ký Thỏa thuận Ngừng bắn Triều Tiên

Tham khảo sửa

  1. ^ “Armistice”. Dictionary.com.
  2. ^ Cụ thể là Công ước La Hay 1899, Luật Chiến tranh: Luật và Thông lệ Chiến tranh trên đất liền (Hague II); 29 tháng 7 năm 1899; Chương V.
  3. ^ “FindLaw: Korean War Armistice Agreement: ngày 27 tháng 7 năm 1953”. news.findlaw.com.
  4. ^ “The Armistice”. The War to End All Wars. FirstWorldWar.com. ngày 1 tháng 5 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2007.
  5. ^ “1949 Armistice”. Middle East, Land of Conflict. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2007.

Liên kết ngoài sửa