Đại hội Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga lần thứ I

cuộc họp chính trị bí mật ở Minsk vào năm 1898

Đại hội Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga lần thứ I, hay Đại hội I RSDRP (tiếng Nga: I съезд РСДРП), được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 3 năm 1898 tại căn nhà ở ngoại ô Minsk của một công nhân đường sắt tên là Rumyantsev.

Đại hội I
Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga
Thời điểm1–3 tháng 3 năm 1898 (theo Lịch cũ)
Địa điểmMinsk, Đế quốc Nga
Nhân tố liên quan9 đại biểu
Hệ quảHợp nhất 3 tổ công nhân hoạt động ngầm bên trong Đế quốc Nga thành Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga; bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 3 ủy viên là S.I. Radchenko, B.L. EidelmanA.I. Kremer.
Đại biểu tham dự Đại hội Đảng lần thứ 1, S. Radchenko, A. Vannovsky, P. Tuchapsky, B. Adelman, H. Vigdorchik, K. Petrusevich, A. Mutnik, A. Kremer, S. Katz

Đại hội được triệu tập bởi 3 nhóm chính mang tính chất Dân chủ xã hội tại các khu vực khác nhau trên toàn Đế quốc:

Có 9 đại biểu tham dự đại diện cho 3 nhóm dân chủ xã hội từ MoskvaYekaterinoslav[6]. Nhóm Chủ nghĩa xã hội Kharkov không kịp tham dự.[7]

Đại hội có 6 phiên họp được tổ chức bí mật, chỉ các nghị quyết được ghi lại. Những về chính là việc sáp nhập các tổ chức chính trị dân chủ xã hội và tên Đảng thống nhất. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm Stepan Radchenko (nhà hoạt động dân chủ xã hội lâu năm) lãnh đạo nhóm Saint Petersburg, Boris Eidelman của Rabochaya Gazeta, Alexander Kremer lãnh đạo Bund[8]. Tuyên ngôn Đảng do Peter Struve viết theo yêu cầu của Radchenko.[9]

Ban Chấp hành in và ban hành tuyên ngôn Đảng và các nghị quyết Đại hội, nhưng 5 trong 9 đại biểu đã bị Okhrana (Bộ bảo vệ trật tự và an toàn công cộng, là lực lượng cảnh sát mật của Sa Hoàng) bắt trong vòng 1 tháng.[7]

Đại hội thất bại trong việc thống nhất Đảng Xã hội Dân chủ Nga, các đề xuất không được thông qua, Quy chế chứ không phải Điều lệ Đảng. Một lực lượng lớn cảnh sát mật theo dõi khiến Đảng phải hoạt động bí mật và mở ra thời kỳ chia rẽ bất đồng[10]. Tới Đại hội 2 thì Điều lệ và Chương trình Đảng mới được thông qua.

Tham khảo sửa

  1. ^ See Leopold H. Haimson. The Making of Three Russian Revolutionaries, Cambridge University Press, 1987, ISBN 0-521-26325-5, p.461
  2. ^ See Israel Getzler. Martov: A Political Biography of a Russian Social Democrat, Cambridge University Press, 1967, pp.18-20
  3. ^ See Leopold H. Haimson. Op.cit. p.468
  4. ^ For example, RSDLP membership in ethnically Russian areas in early 1905 was estimated at 8,400. Bund membership in mid-1904 was estimated at 23,000. Data from Bol'shaya Sovetskaya Entsiklopediya, vol. III, col. 98; ibidem, vol. XI, col. 531, quoted in Leonard Schapiro. "The Role of the Jews in the Russian Revolutionary Movement", in Slavonic and East European Review, 40 (1961-1962): 167, reprinted in Essential Papers on Jews and the Left, ed. Ezra Mendelsohn, New York University Press, 1997, ISBN 0-8147-5571-2, p.321
  5. ^ See Israel Getzler. Op.cit., p.30
  6. ^ See A Documentary History of Communism in Russia: From Lenin to Gorbachev, ed. Robert V. Daniels, Hanover, NH, University of Vermont, Published by University Press of New England, 1993, ISBN 0-87451-616-1, p.4
  7. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ Alexander Kremer was also known as "Arkady Kremer". See Jonathan Frankel. Prophecy and Politics: Socialism, Nationalism, and the Russian Jews, 1862-1917, ISBN 0-521-26919-9, Cambridge University Press, 1981, p.669
  9. ^ See A Documentary History of Communism in Russia: From Lenin to Gorbachev, op. cit., p.4
  10. ^ THE CAMBRIDGE HISTORY OF RUSSIA, Volume II - Imperial Russia, 1689-1917 page 645