Đảo chính tại Thái Lan

trang định hướng Wikimedia

Tính từ khi chế độ quân chủ lập hiến được thành lập tại Thái Lan năm 1932 đến nay, nếu kể cả cuộc cách mạng Xiêm 1932, cho đến thời điểm năm 2015, chính trường Thái Lan đã xảy ra hơn 20 cuộc đảo chính hoặc binh biến nhằm lật đổ chính phủ. Các cuộc đảo chính đều do các sĩ quan Quân đội Hoàng gia Thái Lan thực hiện nhằm phế truất chính phủ, thậm chí dẫn đến thay đổi Hiến pháp, dù vẫn duy trì chế độ quân chủ lập hiến và ngôi vị quốc vương tối cao. Ngoài ra, có thể kể thêm 2 âm mưu đảo chính bất thành vào năm 1912 và 1917 của các sĩ quan quân đội trẻ nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Lịch sử đảo chính tại Thái Lan sửa

  1. Âm mưu đảo chính bất thành năm 1912 của nhóm sĩ quan trẻ nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
  2. Cách mạng Xiêm 1932 do Đảng Khana Ratsadon lãnh đạo lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Quốc vương Prajadhipok.
  3. Chính biến Hiến pháp 1 tháng 4 năm 1933, Thủ tướng Phraya Manopakorn Nititada đã thông báo Nghị định Hoàng gia về việc đóng cửa Hạ viện và bãi bỏ Hiến pháp.
  4. Đảo chính 20 tháng 6 năm 1933 do Đại tá Phraya Phahon Phonphayuhasena lãnh đạo lật đổ chính phủ Thủ tướng Phraya Manopakorn Nititada.
  5. Chính biến Boworadet tháng 10 năm 1933, nỗ lực bất thành của phe ủng hộ hoàng thân Boworadet nhằm thay đổi kết quả cuộc đảo chính tháng 6.
  6. Chính biến Songsuradet ngày 29 tháng 1 năm 1939, cuộc đảo chính nội bộ thanh trừng đối thủ của Thủ tướng Plaek Phibunsongkhram.[1]
  7. Đảo chính 7 tháng 11 năm 1947 lật đổ chính phủ của Thủ tướng Thawan Thamrongnawasawat.
  8. Đảo chính 6 tháng 4 năm 1948 áp lực buộc Thủ tướng Khuang Aphaiwong từ chức, đưa Thống chế Plaek Phibunsongkhram trở lại nắm quyền.
  9. Chỉnh lý Bộ Tổng tham mưu năm 1948, âm mưu đảo chính bất thành của các tướng lĩnh Bộ Tổng tham mưu hòng lật đổ Thủ tướng Plaek Phibunsongkhram.
  10. Chính biến Cung đình 1949, cuộc chính biến bất thành nhằm lật đổ Thống chế Plaek Phibunsongkhram.[1]
  11. Chính biến Manhattan ngày 29 tháng 6 năm 1951, cuộc chính biến bất thành của các sĩ quan hải quân chống lại Thống chế Plaek Phibunsongkhram.[1]
  12. Cuộc đảo chính thầm lặng của phe quân đội ngày 29 tháng 11 năm 1951 hủy bỏ Hiến pháp 1949 và khôi phục lại Hiến pháp 1932.
  13. Đảo chính 21 tháng 9 năm 1957, Thống chế Sarit Thanarat lật đổ Thống chế Plaek Pibulsongkram.
  14. Chỉnh lý ngày 20 tháng 10 năm 1958 giải tán chính phủ Thủ tướng Thanom Kittikachorn, đưa Thống chế Sarit Thanarat trực tiếp nắm quyền Thủ tướng.
  15. Chỉnh lý ngày 18 tháng 11 năm 1971 của Thống chế Thanom Kittikachorn giải tán chính phủ và quốc hội.
  16. Đảo chính 6 tháng 10 năm 1976, tướng Sangad Chaloryu lật đổ chính phủ Thủ tướng Seni Pramoj.[1]
  17. Cuộc binh biến bất thành 26 tháng 3 năm 1977 nhằm lật đổ Thủ tướng Tanin Kraivixien của một nhóm các sĩ quan trẻ quan tâm đến các vấn đề chính trị tự gọi mình là "Young Turks".
  18. Đảo chính 20 tháng 10 năm 1977, tướng Kriangsak Chomanan lật đổ chính phủ Thủ tướng Tanin Kraivixien.
  19. Cuộc đảo chính bất thành 1 tháng 4 năm 1981 của nhóm sĩ quan trẻ "Young Turks" nhằm lật đổ Thủ tướng Prem Tinsulanonda.[1]
  20. Cuộc đảo chính bất thành 9 tháng 9 năm 1985, do Đại tá Manoon Roopkachorn, một thành viên của nhóm "Young Turks", lãnh đạo.[1]
  21. Đảo chính 24 tháng 2 năm 1991, tướng Sunthorn Kongsompong lật đổ chính phủ Thủ tướng Chatichai Choonhavan
  22. Đảo chính 19 tháng 9 năm 2006, tướng Sonthi Boonyaratglin lật đổ chính phủ Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
  23. Đảo chính 22 tháng 5 năm 2014, tướng Prayuth Chan-ocha lật đổ chính phủ Thủ tướng Niwatthamrong Boonsongpaisan.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f Tsang, Amie (ngày 23 tháng 5 năm 2014). “Timeline: Thailand's coups”. Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2015.

Tham khảo sửa