Đồng(I) bromide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Đồng(I) bromua)

Đồng(I) bromidehợp chất vô cơ với công thức hóa học CuBr. Chất rắn nghịch từ này có cấu trúc polyme giống như kẽm(II) sulfide. Hợp chất này được sử dụng rộng rãi trong quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ và laser đồng bromide.

Đồng(I) bromide
Mẫu đồng(I) bromide (không tinh khiết)
Cấu trúc của đồng(I) bromide
Danh pháp IUPACĐồng(I) bromide
Tên khácCuprơ bromide
Đồng monobromide
Cuprum(I) bromide
Cuprum monobromide
Nhận dạng
Số CAS7787-70-4
PubChem24593
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider22995
Thuộc tính
Công thức phân tửCuBr
Khối lượng mol143,45 g/mol
Bề ngoàibột trắng (khi tinh khiết)
xanh lục khi bị lẫn tạp chất
Khối lượng riêng4,71 g/cm³, chất rắn
Điểm nóng chảy 492 °C (765 K; 918 °F)
Điểm sôi 1.345 °C (1.618 K; 2.453 °F)
Độ hòa tan trong nướchơi tan
Độ hòa tantan trong HCl, HBr, amoni hydroxide, acetonitril
tan không đáng kể trong aceton, axit sunfuric
tạo phức với amonia, thiourê
MagSus-49,0·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)2,116
Mômen lưỡng cực1,46 D
Các nguy hiểm
Điểm bắt lửaKhông bắt lửa
PELTWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[1]
Các hợp chất liên quan
Anion khácĐồng(I) chloride
Đồng(I) iodide
Cation khácBạc(I) bromide
Đồng(II) bromide
Thủy ngân(I) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tính chất và cấu trúc sửa

Đồng(I) bromide là hợp chất không màu, mặc dù các mẫu thường có màu do sự có mặt của các tạp chất đồng(II)[2]. Ion đồng(I) cũng bị oxy hóa dễ dàng trong không khí. Nó thường được điều chế bằng cách cho muối đồng(II) tác dụng với sunfit và xúc tác bởi bromide.[3] Ví dụ, việc cho đồng(II) bromide với sunfit tạo ra đồng(I) bromide và hydro bromide:

2CuBr2 + H2O + SO32− → 2CuBr + SO42− + 2HBr

CuBr không hòa tan trong hầu hết các dung môi do cấu trúc polyme của nó, có bốn liên kết, các tứ diện Cu có liên kết với nhau bởi bromide (cấu trúc ZnS). Khi tác dụng với các base Lewis, CuBr chuyển thành vòng phân tử. Ví dụ với dimetyl sulfide, hỗn hợp không màu được hình thành:[4]

CuBr + S(CH3)2 → CuBr(S(CH3)2)

Ứng dụng sửa

Trong phản ứng Sandmeyer, CuBr được sử dụng để biến muối điazoni thành các aryl bromide (ArBr) tương ứng:[3]

ArN2+ + CuBr → ArBr + N2 + Cu+

CuBr(CH
3
)
2
nói trên được sử dụng rộng rãi để tạo ra các chất thử đồng hữu cơ[4]. Các phức hợp liên quan của CuBr là các chất xúc tác cho quá trình trùng hợp nguyên tử.

Hợp chất khác sửa

CuBr còn tạo một số hợp chất với NH3, như CuBr·NH3 là tinh thể không màu[5], 2CuBr·3NH3 là chất rắn màu nâu[6] hay CuBr·3NH3 là chất rắn đen, không ổn định (theo Richards, Merigold), còn theo Lloyd thì đây là chất rắn màu lục có điểm nóng chảy 115 ℃.[7] Chúng đều tồn tại dưới dạng đime.

CuBr còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như CuBr·CS(NH2)2·4H2O là tinh thể hình kim màu trắng[8], CuBr·2CS(NH2)2 là tinh thể không màu[9], và CuBr·3CS(NH2)2·xH2O (x = 0 hoặc 1). Muối khan không màu, D = 2 g/cm³, monohydrat có D = 1,88 g/cm³.[10]

Tham khảo sửa

  1. ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0150”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  2. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.
  3. ^ a b This report gives a procedure for generating CuBr: Jonathan L. Hartwell (1955). “o-Chlorobromobenzene”. Organic Syntheses.; Collective Volume, 3, tr. 185.
  4. ^ a b Jarowicki, K.; Kocienski, P. J.; Qun, L. "1,2-Metallate Rearrangement: (Z)-4-(2-Propenyl)-3-Octen-1-ol" Organic Syntheses, Collected Volume 10, p.662 (2004).http://www.orgsyn.org/orgsyn/pdfs/V79P0011.pdf
  5. ^ Encyclopedia of Chemical Reactions, Tập 3 (Carl Alfred Jacobson, Clifford A. Hampel, Elbert Cook Weaver; Reinhold Publishing Corporation, 1946 - 932 trang), trang 293. Truy cập 4 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Stewart Lloyd – Some Cuprous Ammonia Halides. J. Phys. Chem. 1908, 12, 6, 398–403 (ngày 1 tháng 6 năm 1908). doi:10.1021/j150096a002.
  7. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 35 – [1]. Truy cập 16 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 1068. Truy cập 2 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ Muhammad Mufakkar, Anvarhusein A. Isab, Tobias Rüffer, Heinrich Lang, Saeed Ahmad, Najma Arshad & Abdul Waheed – Synthesis, characterization, and antibacterial activities of copper(I) bromide complexes of thioureas: X-ray structure of [Cu(Metu)4]Br. Transition Met Chem (2011), 36: 505–512 (ngày 11 tháng 5 năm 2011). doi:10.1007/s11243-011-9496-9.
  10. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 2 tháng 3 năm 2021.