ABU Robocon

Cuộc thi chế tạo robot đanh cho sinh viên các trường đại học và học viện cao đẳng khối kĩ thuật của châu Á và Thái Bình Dương

Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á – Thái Bình Dương ABU, hay ABU Robocon, là cuộc thi chế tạo robot dành cho sinh viên các trường đại học, học viện và cao đẳng khối kĩ thuật của các nước trong khu vực châu ÁThái Bình Dương do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU) tổ chức mỗi năm 1 lần.

Một vòng thi Robocon năm 2009

Cuộc thi là phiên bản mở rộng của NHK Robocon, một cuộc thi bắt đầu vào năm 1991 và chỉ dành cho các đội đến từ Nhật Bản. Từ năm 2002, nó trở thành cuộc thi thường niên mang tên ABU Robocon để cổ vũ cho phong trào sáng tạo robot của thanh niên trong khu vực. Mỗi nước được cử một đội là sinh viên của một trường đại học, học viện hay cao đẳng tham dự (riêng nước đăng cai tổ chức được cử hai đội). Trong đa số trường hợp, đội tham dự ABU Robocon được tuyển chọn từ cuộc thi trong nước do đài truyền hình thành viên tổ chức với cùng chủ đề.

Thể thức thi đấu sửa

Mỗi năm cuộc thi có một chủ đề khác nhau, nhưng nói chung các đội thi phải sử dụng hai hoặc nhiều robot để hoàn thành nhiệm vụ. Một trong số các robot sẽ được điều khiển bằng tay trong khi các robot khác là tự động. Các robot tối ưu thường nặng hơn 10 kg và trải dài trên diện tích một mét vuông. Để chế tạo robot, các thí sinh (là những sinh viên chưa tốt nghiệp đại học) phải có kiến ​​thức phong phú về lập trình, thiết kế cơ khí và thiết kế mạch điện tử.

Mỗi trận thi đấu diễn ra giữa hai đội, thường được đặt tên là đội đỏ và đội xanh. Sân chơi có dạng đối xứng và robot của cả hai đội xuất phát trong cùng một điều kiện (ngoại trừ Robocon 2015 sử dụng trò chơi đánh theo lượt dựa trên môn cầu lông).

Một trận đấu điển hình (ngoại trừ Robocon 2015) kéo dài trong 3 phút nhưng có thể dừng lại sớm hơn sau khi có 1 đội đạt được chiến thắng tuyệt đối và trận đấu sẽ dừng lại ngay lập tức. Nếu không có đội nào đạt được chiến thắng tuyệt đối thì đội nào có số điểm cao hơn sau 3 phút sẽ là đội chiến thắng.

Các phiên bản đầu tiên của Robocon có xu hướng nhấn mạnh tính cạnh tranh của trò chơi, trong đó những người chơi đạt được chiến thắng bằng cách sử dụng các chiến lược để triển khai robot của họ cũng như ngăn cản đối thủ đạt được mục tiêu. Chiến lược này rất đáng chú ý trong chiến thắng của Việt Nam tại ABU Robocon 20042006, hay chiến thắng của Trung Quốc tại ABU Robocon 2008. Để giảm thiểu các vấn đề phát sinh, các lần tổ chức sau này đã làm giảm tính chiến đấu và tập trung nhiều hơn vào công nghệ, thiết kế để khiến robot thực hiện các thao tác phức tạp, đòi hỏi các đội phải sáng tạo hơn trong việc thiết kế robot.

Năm 2023, sau 3 năm tạm dừng và biểu diễn gián tiếp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (riêng năm 2022 thi đấu gián tiếp), cuộc thi trở lại với thể thức thi đấu trực tiếp.

Tổ chức sửa

Vòng chung kết sửa

Các bước tổ chức một cuộc thi ABU Robocon bao gồm:

  • Nước chủ nhà công bố chủ đề của cuộc thi trong năm tới các nước tham dự thông qua ABU. Thông thường chủ đề sẽ được công bố vào cuối kì ABU Robocon liền trước.
  • Các trường đại học, học viện lập kế hoạch thiết kế, chế tạo robot của mình để thi theo chủ đề đó.
  • Các đài truyền hình của các nước tổ chức cuộc thi trong nước để lựa chọn một đội đại diện duy nhất (hoặc hai đội, nếu là nước chủ nhà) và ghi hình quá trình chế tạo robot của đội đại diện cho nước mình gửi đến ban tổ chức cuộc thi năm đó.
  • Băng ghi hình cuộc thi và các băng ghi hình quá trình chế tạo robot của các đội tham dự sẽ được ban tổ chức gửi đến các đài truyền hình để phát sóng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vòng loại khu vực Việt Nam (Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam) sửa

  • Vòng loại khu vực Việt Nam (Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam) do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức với đơn vị thường trực là Ban Khoa giáo (VTV2).
  • Năm 2002 không có vòng loại miền, cả 17 đội lọt vào vòng chung kết. Từ năm 2003 đến 2023, 3 miền Bắc, Trung, Nam tổ chức vòng loại miền. 32 đội (riêng năm 2010 là 34 đội) đứng đầu từ 3 miền (một số năm chỉ có 2 miền Bắc và Nam khi khu vực miền Trung được phân vào 2 miền còn lại) tham gia vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2024, tất cả các đội đăng kí tham dự sẽ tham gia chạy thử để chọn 32 đội có thành tích trình diễn tốt nhất tham dự vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam (không tổ chức vòng loại miền).
  • Từ 2003, các đội thi tham dự vòng chung kết được chia thành 8 bảng đấu, mỗi bảng đấu có 4 đội (năm 2010 có 2 bảng đấu 5 đội do có tổng cộng 34 đội lọt vào vòng chung kết). 2 đội đứng đầu mỗi bảng đấu được đi tiếp. Các đội sau đó sẽ đấu loại trực tiếp cho tới khi tìm ra nhà vô địch.
  • Trong suốt thời gian phát sóng, vì đối tượng tham dự chương trình không hạn chế cho nên quán quân sau khi vô địch (và đội á quân, nếu ABU Robocon được tổ chức ở Việt Nam) có khoảng 2-3 tháng để nâng cấp robot và cải thiện chiến thuật để chuẩn bị cho vòng chung kết ABU Robocon.

Các lần tổ chức sửa

Lần Năm Chủ nhà Chủ đề Đội vô địch/Trường đại học Đội về nhì Đội nhận giải ABU Robocon
1 2002   Tokyo Chinh phục núi Phú Sĩ   Telematic
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc   Học viện Công nghệ Kanazawa
2 2003   Bangkok Cầu mây chinh phục không gian   Naihoy Tamin 2002 V.2
Cao đẳng Công nghiệp và Giáo dục cộng đồng Sawangdandin
  Viện Công nghệ Ladkrabang của vua Mongkut   Đại học quốc gia Chungnam
3 2004   Seoul Cuộc hội ngộ của Ngưu Lang-Chức Nữ   FXR
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  Đại học Khoa học và Công nghệ Tây Nam   Đại học Khoa học và Công nghệ Mông Cổ
4 2005   Bắc Kinh Lửa thiêng rực sáng Trường Thành   RoboTech
Đại học Tokyo
  Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh   Học viện Công nghệ cao Thành phố 10th of Ramadan
5 2006   Kuala Lumpur Chinh phục đỉnh cao   BKPro
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  Cao đẳng Công nghệ Samut Songkhram   Đại học Công nghệ Malaysia
6 2007   Hà Nội Khám phá Hạ Long   Inspire Robot Team
Đại học Giao thông Tây An
  Học viện bách khoa kỹ thuật điện tử Surabaya   Đại học mùng 6 tháng 10
7 2008   Pune Vươn tới bầu trời   Inspire Robot Team
Đại học Giao thông Tây An
  Học viện Công nghệ cao Thành phố 10th of Ramadan   Đại học Giao thông Tây An
8 2009   Tokyo Nhịp trống khải hoàn   Dragon Team
Học viện công nghệ Cáp Nhĩ Tân
  Đại học Hồng Kông   Học viện công nghệ Cáp Nhĩ Tân
9 2010   Cairo Thử tài xây dựng kim tự tháp cùng pharaoh   Fighters. UESTC
Đại học khoa học điện tử & công nghệ Trung Quốc
  Đại học Lạc Hồng   Học viện Công nghệ cao Thành phố 10th of Ramadan
10 2011   Bangkok Loy Krathong, Tình bạn thắp sáng niềm vui   Luk Jao Mae Khlong Prapa The Limited
Đại học Dhurakijpundit
  Cao đẳng Công nghệ Kamphaengphet   Đại học Tokyo
11 2012   Hồng Kông Hoà bình & Thịnh vượng   Dragon Team
Đại học Khoa học điện tử và Công nghệ Trung Quốc
  Đại học Lạc Hồng   Đại học Tokyo
12 2013   Đà Nẵng Hành tinh xanh   HISHO
Học viện Công nghệ Kanazawa
  Đại học Lạc Hồng   Học viện bách khoa kỹ thuật điện tử Surabaya
13 2014   Pune Gia đình robot   LH - NVN
Đại học Lạc Hồng
  Học viện Công nghệ Nagoya   Đại học Lạc Hồng
14 2015   Yogyakarta[1] Cầu lông   FR1
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông   Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
15 2016   Bangkok Năng lượng sạch tái tạo thế giới   UTM Robocon Team
Đại học Công nghệ Malaysia
  Đại học Đông Bắc   Đại học Tokyo
16 2017   Tokyo Chinh phục đĩa bay   LH - NICESHOT
Đại học Lạc Hồng
  Đại học Công nghệ Malaysia   Đại học Lạc Hồng
17 2018   Ninh Bình Ném còn   LH - GALAXY
Đại học Lạc Hồng
  Đại học Đông Bắc   Đại học Tokyo
18 2019   Ulaanbaatar Chia sẻ kiến thức   Phantom Dancer
Đại học Trung văn Hương Cảng
  Đại học Khoa học và Công nghệ Mông Cổ   Đại học Lạc Hồng
19 2020   Suva Robot chơi bóng bầu dục 7 người   RoboTech
Đại học Tokyo
(Giải Nhất biểu diễn gián tiếp, hủy thi đấu trực tiếp)
  Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông   Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông
(Bài thuyết trình hay nhất)
20 2021   Thanh Đảo Ném mũi tên vào thùng   ITS RIOT
Học viện công nghệ Sepuluh Nopember
(Giải Nhất biểu diễn gián tiếp, hủy thi đấu trực tiếp)
  Đại học Khoa học và Công nghệ Mông Cổ   Đại học Vũ Hán
21 2022   New Delhi Lagori   Đại học Trung văn Hương Cảng
(thi đấu gián tiếp)
  Học viện công nghệ Sepuluh Nopember   Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc
22 2023   Phnom Penh Khám phá ngôi đền cổ   Toyohashi Robocons
Đại học Công nghệ Toyohashi
  Đại học Trung văn Hương Cảng   Đại học Công nghệ Toyohashi
23 2024   Quảng Ninh Ngày thu hoạch

Trong các năm 2020 và 2021, giải thi đấu trực tiếp bị hủy do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 và được chuyển sang hình thức biểu diễn gián tiếp. Năm 2022, cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi đấu gián tiếp.

Các nước vô địch sửa

Nước Số lần Năm
  Việt Nam 7 2002, 2004, 2006, 2014, 2015, 2017, 2018
  Trung Quốc 5 2007, 2008, 2009, 2010, 2012
  Nhật Bản 3 2005, 2013, 2020*, 2023
  Thái Lan 2 2003, 2011
  Hồng Kông 2 2019, 2022**
  Malaysia 1 2016
  Indonesia 1 2021*
  • * Biểu diễn gián tiếp. 2 mùa giải thi đấu trực tiếp bị hủy do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19.
  • ** Thi đấu gián tiếp do một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi Đại dịch COVID-19.

Thành tích theo quốc gia sửa

Nước Vô địch Á quân Hạng ba
  Việt Nam 7 (2002, 2004, 2006, 2014, 2015, 2017, 2018) 3 (2010, 2012, 2013) 6 (2003, 2009, 2011, 2013, 2019, 2023)
  Trung Quốc 5 (2007, 2008, 2009, 2010, 2012) 4 (2002, 2004, 2005, 2016, 2018) 4 (2005, 2006, 2019, 2023)
  Nhật Bản 4 (2005, 2013, 2020*, 2023) 1 (2014) 9 (2002, 2002, 2003, 2008, 2009, 2012, 2016, 2017, 2018, 2020*)
  Thái Lan 2 (2003, 2011) 3 (2003, 2006, 2011) 5 (2010, 2012, 2014, 2015, 2017)
  Hồng Kông 2 (2019, 2022**) 4 (2015, 2009, 2020*, 2023) 1 (2005)
  Malaysia 1 (2016) 1 (2017) 3 (2006, 2007, 2021*)
  Indonesia 1 (2021*) 1 (2007) 6 (2008, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016)
  Mông Cổ 2 (2019, 2021*) 1 (2004)
  Ai Cập 1 (2008) 1 (2010)
  Hàn Quốc 2 (2004, 2007)
  Campuchia 1 (2018)

Thành tích của Việt Nam sửa

Nhà tài trợ sửa

Tại Việt Nam sửa

Chú thích sửa

Liên kết ngoài sửa

Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Tiếng Việt