ASU-57 là một loại pháo xung kích hạng nhẹ của Liên Xô, được thiết kế đặc biệt để trang bị cho các đơn vị đổ bộ đường không của Liên Xô. Từ năm 1960 nó được thay thế bởi ASU-85.

ASU-57
LoạiPháo xung kích/diệt tăng
đổ bộ đường không
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1951
Sử dụng bởiLiên Xô Liên Xô
Ai Cập Ai Cập
Việt Nam Việt Nam
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Nam Tư
 Ethiopia
TrậnChiến tranh 6 ngày
Chiến tranh Ogaden
Lược sử chế tạo
Người thiết kếPhòng thiết kế Astrov
Nhà sản xuấtMMZ
Giai đoạn sản xuất1950-1962
Số lượng chế tạokhoảng 500 chiếc
Thông số
Khối lượng3,4 tấn
Chiều dài3,48 m (11 ft 5 in)
(với pháo)
Chiều rộng2,8 m (9 ft 2 in)
Chiều cao1,18 m (3 ft 10 in)
(lắp giáp)
Kíp chiến đấu3+6

Phương tiện bọc thép6 mm
Vũ khí
chính
1x pháo Ch-51 hoặc Ch-51M L/73 57mm
Vũ khí
phụ
1x súng máy phòng không 7,62mm
Động cơ1x động cơ xăng làm lạnh bằng nước M-20E4
50hp (37,29 kW) (55hp với động cơ cải tiến)
Hệ thống treothanh xoắn
Sức chứa nhiên liệu140 lít (37 gallon)
Tầm hoạt động250 km (160 mi)
Tốc độ45 km/h (28 mph)

Lịch sử phát triển sửa

Nhiệm vụ đề ra cho các kỹ sư là thiết kế một pháo xung kích đổ bộ đường không hạng nhẹ với cỡ nòng 57mm hoặc 76mm dành cho các đơn vị đổ bộ đường không. Có hai phòng thiết kế được giao nghiệm vụ này. Đó là phòng thiết kế Astrov (OKB-40) ở Mytishchi và Kravtsev ở Moskva. OKB-40 của Nikolaj Astrov thiết kế ra mẫu ASU-76, dựa trên các thành phần của xe tăng hạng nhẹ T-70 và pháo xung kích SU-76, được trang bị pháo 76 mm D-56T mới. Nhưng ASU-76 lại quá nặng (tới 6 tấn), mặc dù giáp chỉ dày có 3 mm, nên đề án đã bị hủy bỏ. Đội thiết kế của Anatoly Kravtsev cũng đưa ra sản phẩm tương tự có tên là K-73. K-73 trang bị pháo chống tăng 57mm Ch-51 của Charnko và giáp thậm chí còn mỏng hơn cả ASU-76. Đề án này cũng bị xếp vào tủ.

Năm 1949, Astrov được yêu cầu tiếp tục đề án của mình, nhưng phải giảm trọng lượng và pháo Ch-51 sẽ làm vũ khí chính thay vì dùng pháo D-56T, nên nó cho khả năng chống tăng tốt hơn. Ob.572 thiết kế lại được phát triển đồng thời với xe kéo pháo hạng nhẹ Ob.561 (AT-P) và được chấp nhận đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1951 với tên gọi ASU-57, sau khi vượt qua thành công các thử nghiệm khác nhau vào năm 1949.

Thiết kế sửa

ASU-57 được thiết kế làm pháo xung hạng nhẹ có thể thả dù từ máy bay vận tải nhờ dù phản lực (PP-128-500 hoặc P-7) cùng với các đơn vị dù. Nó có lớp giáp dày 6mm bằng nhôm, trang bị pháo Ch-51 cỡ nòng 57 mm, đây là một phát triển của pháo ZIS-2 từ Chiến tranh thế giới II, nhưng có một số điểm tương đồng với Ch-26. Từ năm 1954, pháo Ch-51M 57mm cải tiến được trang bị cho ASU-57. Pháo bắn đạn tiêu chuẩn 57x480R của pháo chống tăng ZIS-2 như các loại đạn BR-271 và O-271U, cơ số đạn là 30 viên. Động cơ của ASU-57 lấy từ xe GAZ-M-20 "Pobeda".

ASU-57 là một thiết kế thành công, được trang bị cho các sư đoàn dù của Liên Xô trong khoảng 20 năm trước khi bị thay thế bằng ASU-85. Trong biên chế của mỗi sư đoàn dù sẽ có 54 chiếc ASU-57.

Một nhược điểm ASU-57 là giáp thân làm từ nhôm mỏng, dù theo lý thuyết là có thể giúp chống lại đạn súng bộ binh (nhưng kém) và không thể chống lại mảnh đạn pháo hay lựu đạn, nên tổ lái dễ bị nguy hiểm, nhất là với việc xe bị hở phía trên (không có giáp trên nóc). Tuy nhiên với các đơn vị dù, những khẩu pháo tự hành như nó lại là vô giá, nó giúp tăng cường hỏa lực cho những người lính ở sau chiến tuyến địch vốn không có hỗ trợ pháo binh.

Mỗi xe được trang bị một đài 10 RT-12 và hệ thống liên lạc nội bộ TPU-47. Các phiên bản sản xuất cuối cùng (từ năm 1961) có kính ngắm đêm R-113 và R-120, cũng như TVN-2 cho lái xe.

Biến thể sửa

 
ASU-57 cùng với hệ thống dù đi kèm ở phía trước
  • ASU-57KShM – một số xe ASU-57 được hoán đổi thành xe chỉ huy (tiếng Nga: командно-штабная машина). Xe bỏ pháo và lắp các thiết bị thông tin bổ sung.
  • BSU-11-57F hay 2T2 – Mang pháo không giật B-11 cỡ nòng 107 mm. Chỉ có mẫu thử.
  • ASU-57P hay Ob.574 – Từ năm 1951, một số biến thể lội nước của ASU-57 bắt đầu được nghiên cứu. Phiên bản này được thiết kế lại phần mũi trước và trang bị pháo Ch-51P với cơ số đạn 30 viên. Tuy nhiên khi các mẫu thử được hoàn thành thì đã là năm 1957, và mẫu pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 đã được thiết kế xong. Cho nên, mặc dù 5 mẫu thử ASU-57P đã qua được các thử nghiệm đánh giá, nhưng chúng không được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Tham khảo sửa

  • Koll, Christian (2009). Soviet Cannon - A Comprehensive Study of Soviet Arms and Ammunition in Calibres 12.7mm to 57mm. Austria: Koll. tr. 491. ISBN 978-3-200-01445-9.
  • Zaloga Steven J.; Hull Andrew J.; Markov David R. (1999). Soviet/Russian Armor and Artillery Design Practices: 1945 to Present. Darlington Productions. tr. 288–291. ISBN 1-892848-01-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Solyankin, A.G.; Zheltov, I.G.; Kudryashov, K.N. (2010). Otechestvenniye Bronirovanniye Mashiny - XX Vek, Tom 3: 1946-1965. OOO "Tsejkhgauz". tr. 530–533. ISBN 978-5-9771-0106-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài sửa