Alfred Ernst Rosenberg (tiếng Nga: Альфред-Эрнст Вольдемарович Розенберг, chuyển tự Al'fred-Ernst Vol'demarovich Rozenberg, 12/01/1893 - 16/10/1946) là người Đức Baltic, nhà lý luận và tư tưởng có ảnh hưởng của Đảng Quốc xã Đức [1].

Alfred Rosenberg
Rosenberg khoảng 1933–41
Chức vụ
Lãnh đạo Văn phòng Chính sách đối ngoại của NSDAP
Nhiệm kỳ1933 – 1945
Tiền nhiệmVị trí thiết lập
Kế nhiệmVị trí bị bãi bỏ
Trưởng giám sát giáo dục trí tuệ và tư tưởng của NSDAP (còn gọi là văn phòng Rosenberg)
Nhiệm kỳ1934 – 1945
Tiền nhiệmVị trí thiết lập
Kế nhiệmVị trí bị bãi bỏ
Bộ trưởng Đế chế cho các lãnh thổ chiếm đóng phía đông
Nhiệm kỳ1941 – 1945
Tiền nhiệmVị trí thiết lập
Kế nhiệmVị trí bị bãi bỏ
Nhiệm kỳngày 2 tháng 6 năm 1933 – ngày 8 tháng 5 năm 1945
Thông tin chung
Quốc tịchĐức
Sinh12/01/1893
Reval, Vùng Estonia, Đế quốc Nga
Mất16/10/1946 (53 tuổi)
Nuremberg, Bavaria, Vùng Đồng Minh chiếm đóng Đức
Nguyên nhân mấtTreo cổ
Đảng chính trịĐảng Quốc xã
Cha mẹBố: Waldemar Wilhelm Rosenberg
Mẹ: Elfriede Siré
Con cái2
Học vấnKỹ sư
Trường lớpHọc viện Kỹ thuật Riga
ĐH Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman
Chữ ký

Rosenberg lần đầu tiên được Dietrich Eckart giới thiệu với Adolf Hitler, và sau đó giữ một số chức vụ quan trọng trong chính phủ Đức Quốc xã, ở hàng Reichsleiter chỉ dưới quyền Hitler.

Là tác giả của một tác phẩm tinh túy của hệ tư tưởng Đức quốc xã, "Huyền thoại thế kỷ XX (1930), Rosenberg được coi là một trong những tác giả chính của các tín ngưỡng tư tưởng chủ nghĩa quốc xã, bao gồm lý thuyết chủng tộc, bức hại người Do Thái, thuyết về "không gian sống" (Lebensraum) cho người Đức, bãi bỏ Hiệp ước Versailles, và phản đối những gì được coi là nghệ thuật hiện đại "suy đồi".

Ông cũng được biết đến với sự chối bỏ Kitô giáo Roma [2][3], và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ra Kitô giáo tích cực của Đức Quốc xã [4].

Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Đế chế cho các lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng (RMfdbO), ông đã theo đuổi Chính sách phương đông của mình, thực hiện dự án Đức hóa các vùng lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng, đồng thời với Holocaust tiêu diệt có hệ thống người Do Thái.

Rosenberg đã bị truy tố tại Tòa án Nürnberg, bị kết án tử hình và bị xử tử bằng treo cổ vì tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.

Tham khảo sửa

  1. ^ Alfred Rosenberg Encyclopaedia Britannica
  2. ^ Evans, Richard J. (2005) The Third Reich in Power New York: Penguin Books. p.238-40. ISBN 0-14-303790-0
  3. ^ Hexham, Irving (2007). “Inventing 'Paganists': a Close Reading of Richard Steigmann-Gall's the Holy Reich”. Journal of Contemporary History. SAGE Publications. 42 (1): 59–78. doi:10.1177/0022009407071632. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |quotes= (trợ giúp)
  4. ^ “Alfred Rosenberg”. Jewish Virtual Library (American-Israeli Cooperative Enterprise). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.

Liên kết ngoài sửa