Alipay (tiếng Trung: 支付宝) là một nền tảng thanh toán trực tuyến của bên thứ ba, được thành lập tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2004 bởi thương nhân Jack Ma từ tập đoàn Alibaba. Vào năm 2015, Alipay chuyển trụ sở chính sang Phố Đông, Thượng Hải, công ty mẹ Ant Financial của nó vẫn giữ trụ sở tại Hàng Châu.[1]

Alipay
Tên bản ngữ
支付宝
Tên phiên âm
Zhīfùbǎo
Loại hình
Trách nhiệm hữu hạn
Ngành nghềDịch vụ tài chính
Bộ xử lý thanh toán
Thành lập8 tháng 12 năm 2004; 19 năm trước (2004-12-08) tại Hàng Châu, Chiết Giang
Người sáng lậpJack Ma
Trụ sở chínhPhố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Bành Lôi (Chủ tịch)
Jing Xiandong (CEO)
Sản phẩmThanh toán điện tử
Ngân hàng
Thanh toán di động
Công ty mẹAnt Financial
Websitewww.alipay.com

Alipay đã vượt PayPal để trở thành nền tảng thanh toán di động lớn nhất thế giới năm 2013.[2] Tính đến cuối tháng 3 năm 2018, lượng người dùng Alipay đạt 870 triệu. Đây là dịch vụ thanh toán di động số một thế giới và là dịch vụ thanh toán lớn thứ hai toàn cầu. Theo thống kê của quý IV năm 2017, Alipay có 54,26% thị phần của bên thứ ba tại Trung Quốc đại lục, và vẫn tiếp tục phát triển.[3][4][5]

Lịch sử sửa

Năm 2003, Taobao ra mắt dịch vụ đầu tiên của Alipay.[6] PBOC, ngân hàng trung ương của Trung Quốc, đã cấp phép cho các nhà thanh toán bên thứ ba vào tháng 6 năm 2010. Vì điều này, Alipay, chiếm một nửa thị trường thanh toán của Trung Quốc.

Năm 2013, Alipay ra mắt một nền tảng tài chính có tên Yu'ebao.[7]

Vào năm 2015, công ty mẹ của Alipay đã được đổi tên thành Ant Financial Services Group.[8]

Năm 2017, Alipay công bố dịch vụ thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt của họ.[9]

Dịch vụ sửa

 
Đặt thức ăn nhờ Alipay ở Trung Quốc đại lục

Alipay hoạt động với hơn 65 tổ chức tài chính gồm VisaMasterCard[10] để cung cấp dịch vụ thanh toán cho TaobaoTmall và cho hơn 460.000 doanh nghiệp địa phương Trung Quốc.

Alipay Wallet là ứng dụng trên điện thoại thông minh của Aliplay. Mã QR được sử dụng để thanh toán cho Alipay tại các cửa hàng địa phương.[11] Ứng dụng Alipay cũng cung cấp các tính năng như thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng, quản lý tài khoản ngân hàng, nạp tiền điện thoại, mua vé xe buýt và tàu hỏa, đặt thức ăn, thuê xe, chọn bảo hiểm và lưu trữ tài liệu.[12] Alipay cũng cho phép thanh toán qua các trang web tại Trung Quốc như TaobaoTmall.[13]

Ứng dụng Alipay cho phép người dùng thêm các dịch vụ được cung cấp từ nhiều công ty để tạo trải nghiệm mang tính cá nhân hơn.

Vào ngày 15 tháng 1 năm 2009, Alipay cho ra dịch vụ thanh toán bằng Thẻ tín dụng, chấp nhận 39 thẻ tín dụng do ngân hàng trong nước cấp.[14] Đây là dịch vụ thanh toán phổ biến nhất của bên thứ ba. Những lợi thế chính của nó là kiểm tra hóa đơn thẻ tín dụng, thanh toán không mất phí hành chính, trả nợ tự động, nhắc nhở thanh toán và khác.[15] Trong quý đầu của năm 2014, 76% thẻ tín dụng đã được trả bằng Alipay Wallet.

Từ tháng 12 năm 2013, một số công ty sở hữu các cửa hàng tiện lợi, bao gồm Meiyijia, Hongqi Chain, Qishiduo C-STORE và 7-Eleven, đã liên tục hỗ trợ cho thanh toán Alipay; vào tháng 12 cùng năm, các tài xế taxi tại Bắc Kinh bắt đầu chấp nhận trả tiền vé. Wanda Cinema, Joy City, Vương Phủ Tỉnh và các công ty bán lẻ lớn khác cũng như các rạp chiếu phim, các công ty chuyên về dịch vụ ăn uống đã cho quyền truy cập vào Alipay.

Từ ngày 26 tháng 3 năm 2019, phí dịch vụ được tính cho việc thanh toán thẻ tín dụng Alipay. Khách hàng chỉ trả tiền thanh toán vượt quá 2.000 nhân dân tệ ở mức 0,1%.[16]

Mở rộng sang quốc tế sửa

Hơn 300 thương nhân trên toàn thế giới sử dụng Alipay để thanh toán trực tiếp cho người tiêu dùng tại Trung Quốc. Nó hiện hỗ trợ giao dịch bằng 18 ngoại tệ chính.

Kể từ khi ra mắt Alipay tại Trung Quốc đại lục, Ant Financial đã mở rộng dịch vụ sang các quốc gia khác.[17][18][19][20]

Châu Á sửa

Hồng Kông sửa

Năm 2017, Ant Financial mở rộng dịch vụ sang Hồng Kông. Công ty ra mắt Alipay Payment Services (HK) Ltd. và thương hiệu "AlipayHK" dưới hình thức liên doanh với CK Hutchison.[21] Công ty ra mắt một ứng dụng cung cấp các tính năng như thanh toán bằng điện thoại di động. Tất cả giao dịch được thanh toán bằng đô la Hồng Kông thay cho nhân dân tệ.[22] Dịch vụ này hiện có ở các chuỗi cửa hàng lớn như McDonald, 7-ElevenCircle K..[23]

Singapore sửa

Năm 2017, Ant Financial hợp tác với CC Financial, một công ty khởi nghiệp tại Singapore, để mở rộng nền tảng của họ cho người dùng ngân hàng Singapore.[24][25]

Nhật Bản sửa

Alipay vào Nhật Bản năm 2015. Ant Financial hy vọng rằng mạng lưới của họ ở đây có thể giúp các du khách Trung Quốc tham quan Nhật Bản.[26]

Bangladesh sửa

Năm 2018, Alipay đã mua 20% cổ phần của nhà cung cấp dịch vụ tài chính ở Bangladesh là bKash Limited.[27]

Bắc Mỹ sửa

Hoa Kỳ sửa

Ant Financial đã hợp tác với First Data vào năm 2017,[28] cho phép dịch vụ của Alipay được sử dụng tại các điểm bán lẻ ở Hoa Kỳ.[29]

Canada sửa

Năm 2017, Alipay hợp tác với SnapPay để cho phép các nhà bán lẻ Canada chấp nhận tiền Trung Quốc cho người mua hàng Trung Quốc. Hiện tại có 800 thương nhân ở Canada hỗ trợ Alipay tại các trung tâm thương mại.[30][31] Air Canada bắt đầu cho giao dịch bằng Alipay để đặt các chuyến bay từ Canada và Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2018.[32]

Châu Âu sửa

Vương quốc Anh sửa

Alipay hợp tác với Barclaycard tại Vương quốc Anh, nhằm đưa Alipay đến các nhà bán lẻ Anh.[33]

Na Uy sửa

Alipay bắt đầu hợp tác với Vipps ở Na Uy. Ba mươi cửa hàng tại thành phố Bergen đã sẵn sàng tiếp nhận khách hàng Alipay vào tháng 1 năm 2019.[34]

Ý sửa

Alipay bắt đầu hợp tác với UniCredit, SIA và Banca Sella Group để cho phép thanh toán ứng dụng trực tuyến tại các cửa hàng ở Ý.[35][36]

Số lượng người dùng sửa

Thời gian Số lượng Nguồn
1 tháng 9 năm 2007 50 triệu [37]
2007 60 triệu [38]
Tháng 5 năm 2008 80 triệu [38]
31 tháng 8 năm 2008 100 triệu [38]
6 tháng 7 năm 2009 200 triệu [39]
14 tháng 3 năm 2010 300 triệu [37]
31 tháng 3 năm 2018 870 triệu [40]
28 tháng 11 năm 2018 900 triệu [41]
9 tháng 1 năm 2019 1 tỷ [42]

Bảo mật sửa

Alipay có nhiều cơ chế bảo mật để đảm bảo an toàn cho tài khoản người dùng. Tài khoản Alipay yêu cầu người dùng thiết lập mật khẩu đăng nhập và mật khẩu thanh toán phải khác nhau. Người dùng chỉ nhập được mật khẩu đăng nhập tối đa năm lần và mật khẩu thanh toán tối đa ba lần. Để lấy lại tài khoản, người dùng cần liên hệ đến Alipay.[43] Người dùng cần cài đặt chứng chỉ kỹ thuật số, để mã hóa thông tin được gửi qua mạng, ngăn chặn các tin tặc đánh cắp mật khẩu, từ đó tăng cường bảo mật cho giao dịch trực tuyến.[44]

So sánh với các hệ thống thanh toán khác sửa

Alipay gần giống với Ingenico, Apple Pay, WeChat PayPayPal vì nó bao trùm lên các phương thức thanh toán. Người dùng nhận được thông báo ngay tức thì khi giao dịch, nhưng điểm khác biệt chính giữa Alipay và các hệ thống thanh toán tức thời (như Venmo hoặc Zelle) là việc chuyển tiền cho người dùng không phải ngay lập tức.[45] Thời gian thanh toán tùy thuộc vào phương thức thanh toán khách hàng lựa chọn, đối với hệ thống thanh toán tức thời, tiền được chuyển chỉ trong vòng vài giây hoặc vài phút.

Tham khảo sửa

  1. ^ “支付宝总部迁址上海陆家嘴”. Netease. ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ John Heggestuen (ngày 11 tháng 2 năm 2014). “Alipay Overtakes PayPal As The Largest Mobile Payments Platform In The World”. Business Insider.
  3. ^ “8.7亿!支付宝首次公布用户量:全球第一”. 快科技. ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  4. ^ “8.7亿!支付宝首次公布全球活跃用户数量”. 新浪财经. ngày 4 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ “Alipay is world's second largest mobile wallet”. Computer World HK. ngày 9 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ “Subscribe to read”. Financial Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
  7. ^ Chohan, Usman W. “Financial Innovation in China: Alibaba's Leftover Treasure - 余额宝”. McGill University. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ Shih, Gerry (ngày 16 tháng 10 năm 2014). “Alibaba affiliate Alipay rebranded Ant in new financial services push”. Reuters. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  9. ^ Russell, Jon. “Alibaba debuts 'smile to pay' facial recognition payments at KFC in China | TechCrunch”.
  10. ^ “About Alipay”. Alipay. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  11. ^ Cheng, Evelyn (ngày 8 tháng 10 năm 2017). “Cash is already pretty much dead in China as the country lives the future with mobile pay”. CNBC. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ “Alipay adds digital storage feature for identification documents”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  13. ^ “Online payment services in China: How does Alipay differ from PayPal?”. Nanjing Marketing Group (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  14. ^ Hsu, Sara. “This Chinese Credit Card Company Plans On Outsmarting Tencent And Alipay With A More Secure Product”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  15. ^ “Yes, Foreigners Can Use AliPay -- This Is How” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  16. ^ Xie, Stella Yifan. “Ant Financial's Alipay to Impose Fees on Some Users as Costs Mount”. WSJ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2019.
  17. ^ “China's Alipay Is Moving Aggressively Into Foreign Markets - eMarketer”. www.emarketer.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  18. ^ “Alipay Continues Its Global Expansion Efforts | PYMNTS.com”. www.pymnts.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  19. ^ “Alipay takes on Apple and PayPal with US expansion”. The Verge. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  20. ^ Huang, Echo. “China's Alipay will soon be about as widely accepted as Apple Pay in the US”. Quartz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  21. ^ Editorial, Reuters. “China's Ant brings in CK Hutchison as Hong Kong payments partner”. U.S. (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ “Ant Financial enters Hong Kong market with AlipayHK app”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2017.
  23. ^ “Hong Kong fishmongers poised to lead city's cashless revolution”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  24. ^ hermesauto (ngày 22 tháng 8 năm 2017). “Alipay to expand cashless payments to Singapore banking users, inks deal to expand here”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  25. ^ “AliPay to launch local wallet for Singapore”. TODAYonline. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  26. ^ “Alipay Chases Chinese Tourists to Japan”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  27. ^ Independent, The. “Alipay parent firm steps into Bangladesh”. Alipay parent firm steps into Bangladesh | theindependentbd.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2018.
  28. ^ “First Data to Power Alipay in North America”. First Data (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  29. ^ Russell, Jon. “Alipay, China's top mobile payment service, expands to the U.S.”. TechCrunch (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  30. ^ “Alipay partners with Canadian tech firm to expand presence in Canada”. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  31. ^ “China's Alipay is becoming more widely available in Canada this week”. MobileSyrup (bằng tiếng Anh). ngày 25 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  32. ^ “Air Canada Expands Acceptance of Alipay and [[WeChat]] Pay to North American and Hong Kong Websites”. MarketWatch. ngày 25 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  33. ^ “Barclaycard partners with Alipay”. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2019.
  34. ^ Holøien, Martine. “Vipps inngår samarbeid med nettgigant”. www.hegnar.no (bằng tiếng Na Uy). Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2018.
  35. ^ “AliPay, UniCredit Team To Enable Chinese Tourists To Pay For Goods In Italy Via AliPay”. PYMNTS (bằng tiếng Anh). 7 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  36. ^ “Alipay makes Italian move through Sella tie-up”. 17 tháng 4 năm 2018.
  37. ^ a b “公司历程-蚂蚁金服”. www.antfin.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
  38. ^ a b c “支付宝用户数突破1亿 增速远超市场预期_中国网”. www.china.com.cn. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
  39. ^ “支付宝用户突破两亿大关”. news.163.com. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
  40. ^ 新浪财经 (ngày 4 tháng 5 năm 2018). “8.7亿!支付宝首次公布全球活跃用户数量”. finance.sina.com.cn. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
  41. ^ “支付宝全球用户数已超过9亿”. www.cs.com.cn. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
  42. ^ “支付宝全球用户已超10亿”. www.xinhuanet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2019.
  43. ^ Sui, Xinyu (tháng 2 năm 2013). “以支付宝为例研究第三方支付的问题及对策”. 经济论丛. 28: 236.
  44. ^ Feng, Junli; Fan, Yingguang (tháng 3 năm 2009). “支付宝在电子商务中的应用”. 电子商务. 07.
  45. ^ European Central Bank (ngày 24 tháng 2 năm 2018). "Definition of instant payment system" (bằng tiếng Anh).

Liên kết ngoài sửa