Tổ chức Anh em Hồi giáo  (tiếng Ả Rập: جماعة الإخوان المسلمين‎, ngắn gọn là: الإخوان المسلمون nghĩa là Anh em Hồi giáo hay tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, chuyển tự: al-ʾIkḫwān al-Muslimūn)  là phong trào Hồi giáo lâu đời nhất, có ảnh hưởng nhất trong thế giới Ả Rập và là tổ chức chính trị đối lập lớn mạnh nhất tại nhiều quốc gia Ả Rập.[1][2] Được thành lập năm 1928 tại Ai Cập[3] như một phong trào xã hội, chính trị và tôn giáo bởi thầy giáo và học giả nghiên cứu đạo Hồi Hassan al-Banna[4][5][6][7] Anh em Hồi giáo được ước tính có đến 2 triệu thành viên tính đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai.[8] Tư tưởng của tổ chức này đã nhận được nhiều sự ủng hộ trong khắp thế giới Ả Rập và ảnh hưởng đến những nhóm Hồi giáo khác bằng "mô hình sinh hoạt chính trị kết hợp với hoạt động từ thiện Hồi giáo" của mình.[9] Mục đích của tổ chức này được tuyên bố là truyền dẫn kinh Qur’anSunnah như "điểm tham chiếu duy nhất để... dẫn dắt cuộc sống cho gia đình, cá nhân, cộng đồng,... và quốc gia Hồi giáo". Phong trào này được biết đến là có liên quan đến bạo lực chính trị, nhận trách nhiệm cho việc thành lập Hamas.[10] Thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo bị tình nghi là đã ám sát những đối thủ chính trị ví dụ như thủ tướng Ai Cập Mahmoud an-Nukrashi Pasha.[9][10][11]

Anh em Hồi giáo
الإخوان المسلمون
al-ʾIkḫwān al-Muslimūn
IPA: [ʔælʔɪxˈwæːn ʔælmʊslɪˈmuːn]
Lãnh tụMohammed Badie
Thành lập1928
Ismailia, Ai Cập
Trụ sở chínhCairo, Ai Cập
Ý thức hệHồi giáo Sunni
Dân chủ Hồi giáo
Tôn giáo bảo thủ
Trang webwww.ikhwanonline.com
www.ikhwanweb.com

Tham khảo sửa

  1. ^ The Muslim Brotherhood in flux. Al Jazeera, ngày 21 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ The Moderate Muslim Brotherhood Lưu trữ 2009-01-26 tại Stanford Web Archive. Robert S. Leiken & Steven Brooke, Foreign Affairs Magazine
  3. ^ Bruce Rutherford,Egypt After Mubarak(Princeton: Princeton UP, 2008),99
  4. ^ Kevin Borgeson; Robin Valeri (ngày 9 tháng 7 năm 2009). Terrorism in America. Jones and Bartlett Learning. tr. 23. ISBN 978-0-7637-5524-9. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ “The Muslim Brotherhood and the Egyptian State in the Balance of Democracy”. Metransparent. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  6. ^ “Islamic Terrorism's Links To Nazi Fascism”. Aina. ngày 5 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  7. ^ “Egypt's Muslim Brotherhood is not to be trusted”. Old Post-gazette. ngày 22 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  8. ^ Hallett, Robin. Africa Since 1875. Ann Arbor, Michigan: The University of Michigan Press (1974), p. 138.
  9. ^ a b Ghattas, Kim (ngày 9 tháng 2 năm 2001). “Profile: Egypt's Muslim Brotherhood”. BBC.
  10. ^ a b THE WORLD AFTER 9/11: The Muslim Brotherhood In America. The Washington Post.
  11. ^ Lia, Brynjar. The Society of the Muslim Brothers in Egypt: The Rise of an Islamic Mass Movement 1928–1942. Ithica Press, 2006. p. 53