Anthe (vệ tinh)

vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ

Anthe (/ˈænθ/ AN-thee;[a]; tiếng Hy Lạp: Άνθη) là một vệ tinh tự nhiên rất nhỏ của Sao Thổ nằm giữa quỹ đạo của vệ tinh Mimas và vệ tinh Enceladus. Nó cũng được biết tới là Saturn XLIX; ký hiệu tạm thời của nó là S/2007 S 4. Nó được đặt tên theo một trong những Alkyonide; cái tên này có nghĩa là đầy hoa. Nó là vệ tinh được xác nhận thứ sáu mươi của Sao Thổ.[5]

Anthe
Anthe là hình elip ở trung tâm
Khám phá
Khám phá bởiĐội hình ảnh Cassini [1]
Ngày phát hiện30 tháng 5 năm 2007
Tên định danh
Tên định danh
Saturn XLIX
Phiên âm/ˈænθ/[a]
Đặt tên theo
Άνθη Anthē
Tính từAnthean /ænˈθən/
Đặc trưng quỹ đạo[2]
197,700 km
Độ lệch tâm0,0011
1,050 89 ngày
13,824 km/s
Độ nghiêng quỹ đạo0,1°
(so với xích đạo của Sao Thổ]]
Vệ tinh củaSao Thổ
NhómAlkyonides
Đặc trưng vật lý
Kích thước1,8 km [3]
Bán kính trung bình
0,9 km
Chu vi≈ 5,7 km
10,18 km²
Thể tích3 km³
Khối lượng1,5×1012 kg[4][b]
Mật độ trung bình
0,5 g/cm³
0,00012 m/s² (0,12mm/s²)
≈ 0,56 m/s (≈ 2km/h)
đồng bộ (giả sử)

Nó được khám phá ra bởi Đội xử lý ảnh của tàu Cassini[1] trong những bức ảnh được chụp ngày 30 tháng 5 năm 2007.[2] Sau khi đã được khám phá ra, các nhà khoa học đã tìm kiếm lại nó trong các bức ảnh cũ do tàu Cassini chụp và đã phát hiện ra nó trong các quan sát từ tận hồi tháng 6 năm 2004. Nó lần đầu được công bố vào ngày 18 tháng 7 năm 2007.[2]

Discovery images of Anthe

Anthe bị ảnh hưởng một cách rõ ràng bởi một cộng hưởng kinh độ trung bình 10:11 gây nhiễu loạn với một vệ tinh lớn hơn nhiều là vệ tinh Mimas. Điều này khiến các yếu tố quỹ đạo mật tiếp của nó biến đổi với một biên độ vào khoảng 20 km ở bán trục lớn trong một khoảng thời gian khoảng 2 năm Trái Đất. Việc nó rất gần với quỹ đạo của vệ tinh Pallene và vệ tinh Methone gợi ra rằng những vệ tinh này có thể tạo thành từ một nhóm động học.

Vật chất bị thổi tung khỏi vệ tinh Anthe bởi các tác động micrometeoroid thì được các nhà khoa học nghĩ là nguồn cơn của Vành cung Anthe, một vành cung mờ nhạt về Sao Thổ có quỹ đạo chung với vệ tinh lần đầu được phát hiện vào tháng 6 năm 2007.[6][7]

Tham khảo sửa

Ghi chú
  1. ^ a b Tên này vẫn còn quá mới để có thể xuất hiện trong từ điển, nhưng OED có từ rhodanthe tương tự /roʊˈdænθiː/.
  2. ^ Mật độ giả sử là 1.2 g/cm³
Trích dẫn
Nguồn
  • “Cassini Imaging Science Team”. Cassini Imaging Central Laboratory for OPerationS. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  • Agle, D. C. (ngày 19 tháng 7 năm 2007). “Saturn Turns 60”. Cassini Solstice Mission. JPL/NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  • Green, Daniel W. E. (ngày 18 tháng 7 năm 2007). “S/ 2007 S 4”. IAU Circular. 8857. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  • Hedman, M. M.; Murray, C. D.; Cooper, N. J.; Tiscareno, M. S.; Beurle, K.; Evans, M. W.; Burns, J. A. (ngày 25 tháng 11 năm 2008). “Three tenuous rings/arcs for three tiny moons”. Icarus. 199 (2): 378–386. Bibcode:2009Icar..199..378H. doi:10.1016/j.icarus.2008.11.001. ISSN 0019-1035.
  • Porco C. C., et al. (ngày 5 tháng 9 năm 2008). “More Ring Arcs for Saturn”. Cassini Imaging Central Laboratory for Operations. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2008.

Liên kết ngoài sửa

Nghe bài viết này
(2 parts, 1 phút)
 
Các tệp âm thanh này được tạo từ bản phiên bản sửa đổi bài viết ngày
Lỗi: không cung cấp được ngày tháng
và không phản ánh các chỉnh sửa tiếp theo.