Antimon trifluoride, hay antimon(III) fluoride là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố antimonflo, với công thức hóa học được quy định là SbF3. Ngoài ra, còn hợp chất vô cơ tương tự có cùng thành phần, SbF5 đôi khi được gọi là chất phản ứng của Swart, là một trong hai chất fluoride chính của antimon. Antimon trifluoride tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng. Cũng như một số ứng dụng công nghiệp,[1] hợp chất này được sử dụng làm chất thử trong hóa học vô cơ và organofluorine.

Antimon trifluoride
Cấu trúc 3D rỗng của antimon trifluoride
Tên hệ thốngTrifluorostibane
Tên khácTrifloroantimon
Antimon(III) fluoride
Nhận dạng
Số CAS7783-56-4
PubChem24554
Số EINECS232-009-2
Số RTECSCC5150000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửSbF3
Khối lượng mol178,7522 g/mol
Bề ngoàiTinh thể trắng/ xám nhạt
Mùicay, khó chịu
Khối lượng riêng4,379 g/cm³
Điểm nóng chảy 292 °C (565 K; 558 °F)
Điểm sôi 376 °C (649 K; 709 °F)
Độ hòa tan trong nước385 g/100 mL (0 ℃)
443 g/100 mL (20 ℃)
562 g/100 mL (30 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantan trong metanol, aceton
không tan trong amonia
MagSus-46,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Phản ứng sửa

SbF3 có khả năng hòa tan trong HF để tạo axit tetraflorostibic(III):

SbF3 + HF ·→ HSbF4

Axit này có khả năng tạo muối, như Co(SbF4)2, Ni(SbF4)2,….

Các ứng dụng sửa

Hợp chất này được sử dụng như một chất phản ứng fluoride trong hóa học hữu cơ.[2] Ứng dụng này được báo cáo bởi nhà hóa học người Bỉ Frédéric Jean Edmond Swarts vào năm 1892, người đã chứng minh tính hữu ích của nó trong việc chuyển đổi các hợp chất chloride thành fluoride. Phương pháp này liên quan đến việc chuyển đổi antimon trifluoride với clo hoặc với antimon pentachloride để tạo ra các chất hoạt tính antimon triflorođichloride (SbCl2F3). Hợp chất này cũng có thể được sản xuất với số lượng lớn.[3]

SbF3 được sử dụng trong nhuộm và trong đồ gốm, để làm men và thủy tinh.

An toàn sửa

Liều tối thiểu gây chết (lợn guinea, đường miệng) là 100 mg/kg.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ Sabina C. Grund, Kunibert Hanusch, Hans J. Breunig, Hans Uwe Wolf "Antimony and Antimony Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2006, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a03_055.pub2
  2. ^ Tariq Mahmood and Charles B. Lindahl Fluorine Compounds, Inorganic, Antimony in Kirk‑Othmer Encyclopedia of Chemical Technology.doi:10.1002/0471238961.0114200913010813.a01
  3. ^ Đăng ký phát minh US 4438088, "{{{title}}}", trao vào [[{{{gdate}}}]] 
  4. ^ Sabina C. Grund, Kunibert Hanusch, Hans J. Breunig, Hans Uwe Wolf "Antimony and Antimony Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry 2006, Wiley-VCH, Weinheim. doi: 10.1002/14356007.a03_055.pub2