Arthur Robert Ashe (10 tháng 7 năm 1943 - 6 tháng 2 năm 1993) là một cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Mỹ, sinh ra và lớn lên ở Richmond, Virginia. Trong sự nghiệp của mình, Ashe đã giành được 3 danh hiệu Grand Slam, trở thành một trong số những vận động viên quần vợt xuất sắc nhất của Mỹ. Ông, một người Mỹ gốc Phi, còn được nhớ đến với những nỗ lực trong hoạt động xã hội của mình thời gian sau này.

Arthur Ashe
Quốc tịch Hoa Kỳ
Nơi cư trúRichmond, Virginia
Sinh(1943-07-10)10 tháng 7, 1943
Richmond, Virginia, Hoa Kỳ
Mất6 tháng 2, 1993(1993-02-06) (49 tuổi)
Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Chiều cao6 ft 1 in (1,85 m)
Lên chuyên nghiệp1969
Giải nghệ1980
Tay thuậnTay phải
Tiền thưởng2.584.909$
Int. Tennis HOF1985 (trang thành viên)
Đánh đơn
Thắng/Thua1085–337 (76.3%) trước kỷ nguyên mở và trong kỷ nguyên mở
Số danh hiệu76(44 theo liệt kê của ATP)
Thứ hạng cao nhấtHạng 2 (10 tháng 5 năm 1976)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngVô địch (1970)
Pháp mở rộngTứ kết (1970, 1971)
WimbledonVô địch (1975)
Mỹ Mở rộngVô địch (1968)
Các giải khác
ATP Tour FinalsChung kết (1978)
WCT FinalsVô địch (1975)
Đánh đôi
Thắng/Thua323-176[1]
Số danh hiệu18
Thứ hạng cao nhất15 (30 tháng 8 năm 1977)
Thành tích đánh đôi Gland Slam
Úc Mở rộngVô địch (1977)
Pháp Mở rộngVô địch (1971)
WimbledonChung kết (1971)
Mỹ Mở rộngChung kết (1968)
Giải đồng đội
Davis CupVô địch (1963, 1968, 1969, 1970)

Sự nghiệp quần vợt sửa

Năm 1968, Ashe giành chức vô địch của Giải vô địch quần vợt nghiệp dư Mỹ và Giải quần vợt Mỹ Mở rộng đầu tiên của Kỷ nguyên mở. Ông cũng góp phần giúp đội Mỹ giành Cúp Davis trong năm đó. Ông là vận động viên duy nhất giành cả chức vô địch Mỹ nghiệp dư và chuyên nghiệp trong cùng một năm.[2]. Năm này cũng là một năm đáng nhớ với Ashe khi ông bị chính phủ Nam Phi từ chối cấp thị thực để tham dự giải quần vợt Nam Phi Mở rộng. Sự từ chối này là phương tiện để ông cho mọi người thấy chính sách phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Trên các phương tiện truyền thông, Ashe kêu gọi loại Nam Phi ra khỏi cộng đồng quần vợt chuyên nghiệp.

Năm 1969, Ashe chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp. Năm 1970, ông giành được danh hiệu Grand Slam đơn thứ hai tại Giải quần vợt Úc Mở rộng.

Năm 1975, Ashe bất ngờ giành chức vô địch Giải quần vợt Wimbledon khi đánh bại tay vợt trẻ hơn đang ở vị trí số 1 thế giới Jimmy Connors trong trận chung kết. Ông tiếp tục thi đấu vài năm nữa, nhưng do chứng bệnh tim nên sau khi phẫu thuật vào năm 1979, Ashe giải nghệ một năm sau đó.

Cho đến nay, Ashe vẫn là người Mỹ gốc Phi duy nhất giành chức vô địch đơn ở Wimbledon, Mỹ Mở rộng và Úc Mở rộng. Ông là một trong hai người da màu gốc Phi giành được danh hiệu Grand Slam đơn (tay vợt còn lại là Yannick Noah người Pháp, vô địch Giải quần vợt Pháp Mở rộng năm 1983).

Trong cuốn tự truyện vào năm 1979, Jack Kramer, một nhà tài trợ cho quần vợt lâu năm, cũng từng là một tay vợt hàng đầu trong thập niên 1940 đã xếp Ashe là một trong 21 tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại.[3]

Hoạt động sau khi giải nghệ quần vợt sửa

Sau khi giải nghệ, Ashe làm nhiều công việc, bao gồm viết bài cho tạp chí Time, bình luận cho kênh thể thao ABC Sports, sáng lập ra Giải quần vợt trẻ Quốc gia và là đội trưởng đội tuyển quần vợt Mỹ dự Cúp Davis. Năm 1983 Ashe phải thực hiện ca phẫu thuật tim lần thứ hai. Ông có tên trong Nhà lưu danh quần vợt quốc tế năm 1985. Ông còn sáng lập ra Quỹ Arthur Ashe để chống lại bệnh AIDS.[4]

Đời tư sửa

Năm 1988, Ashe phát hiện ra mình bị nhiễm virus HIV từ một lần truyền máu tại một trong hai cuộc phẫu thuật tim. Ông và vợ giấu kín tình trạng bệnh tật của mình cho đến 8 tháng 4 năm 1992, khi một bài báo trên tờ USA Today đề cập đến tình hình sức khoẻ của ông, buộc ông phải công bố tình trạng nhiễm bệnh của mình. Trong năm cuối của cuộc đời, Ashe đã làm nhiều việc kêu gọi sự chú ý của những bệnh nhân bị AIDS toàn thế giới. Hai tháng trước khi mất, ông thành lập Học viện Arthur Ashe vì sức khoẻ thành thị để giúp đỡ những nơi có tình trạng chăm sóc sức khoẻ không tốt. Ashe được tạp chí thể thao Sports Illustrated bình chọn là Nhà thể thao của năm. Ông cũng dành nhiều thời gian cuối đời để viết cuối hồi ký Days of Grace, hoàn thành chỉ chưa đến một tuần trước khi mất.

Ashe mất vì biến chứng từ AIDS vào ngày 6 tháng 2 năm 1993. Ông bị toxoplasmosis, một căn bệnh nhiễm trùng liên quan tới AIDS. Dù vậy nguyên nhân chính gây ra cái chết của ông không được công bố rõ ràng.[5]

Vinh danh sửa

 
Sân Arthur Ashe năm 2005

Các trận chung kết quan trọng sửa

Grand Slam sửa

Đơn: 7 (3 thắng-4 thua) sửa

Vị trí Năm Giải đấu Mặt sân Đối thủ Tỉ số
Á quân 1966 Úc Mở rộng Cỏ   Roy Emerson 6-4, 6-8, 6-2, 6-3
Á quân 1967 Úc Mở rộng Cỏ   Roy Emerson 6-4, 6-1, 6-4
Vô địch 1968 Mỹ Mở rộng Cỏ   Tom Okker 14-12, 5-7, 6-3, 3-6, 6-3
Vô địch 1970 Úc Mở rộng Cỏ   Dick Crealy 6-4, 9-7, 6-2
Á quân 1971 Úc Mở rộng Cỏ   Ken Rosewall 6-1, 7-5, 6-3
Á quân 1972 Mỹ Mở rộng Cỏ   Ilie Năstase 3-6, 6-3, 6-7(1-5), 6-4, 6-3
Vô địch 1975 Wimbledon Cỏ   Jimmy Connors 6-1, 6-1, 5-7, 6-4

Ghi chú sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Arthur Ashe: Career match record”. thetennisbase.com. Tennis Base. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ “Arthur Robert Ashe, Jr”. TennisFame.com. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ Kramer chọn ra tay vợt xuất sắc nhất là Don Budge hoặc Ellsworth Vines. Bốn tay vợt tiếp theo theo thứ tự thời gian là Bill Tilden, Fred Perry, Bobby Riggs, và Pancho Gonzales. Sau sáu tay vợt này là đến "nhóm thứ hai" gồm Rod Laver, Lew Hoad, Ken Rosewall, Gottfried von Cramm, Ted Schroeder, Jack Crawford, Pancho Segura, Frank Sedgman, Tony Trabert, John Newcombe, Arthur Ashe, Stan Smith, Björn BorgJimmy Connors. Kramer cảm thấy không thể xếp hạng Henri CochetRené Lacoste một cách chính xác nhưng nhận xét là họ nằm trong số những tay vợt rất xuất sắc.
  4. ^ “Arthur Ashe Biography”. CMG WorldWide. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  5. ^ “Arthur Ashe, Tennis Star, is Dead at 49 (Ngôi sao quần vợt Arthur Ashe từ trần ở tuổi 49)”. AIDS Education Global Information System. ngày 8 tháng 2 năm 1993. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ Asante, Molefi Kete (2002). 100 Greatest African Americans: A Biographical Encyclopedia (100 người Mỹ gốc Phi vĩ đại nhất: Bách khoa toàn thư về tiểu sử). Amherst, New York: Prometheus Books. tr. 400. ISBN 1-57392-963-8. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.
  7. ^ “40 Greatest players of the TENNIS Era (29-32) (40 tay vợt xuất sắc nhất Kỉ nguyên mở)”. TENNIS Magazine. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2009.