Bình Thắng, Bình Đại

xã thuộc Bình Đại

Bình Thắng là một thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Bình Thắng
Xã Bình Thắng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBến Tre
HuyệnBình Đại
Trụ sở UBNDẤp 2
Thành lập3/4/1979[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Hồng Hải
Bí thư Đảng ủyNguyễn Thị Hương Loan
Địa lý
Tọa độ: 10°11′9″B 106°43′6″Đ / 10,18583°B 106,71833°Đ / 10.18583; 106.71833
Bình Thắng trên bản đồ Việt Nam
Bình Thắng
Bình Thắng
Vị trí xã Bình Thắng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích18,66 km²[2]
Dân số (2015)
Tổng cộng16.482 người[2]
Mật độ883 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính29092[3]

Địa lý sửa

Xã Bình Thắng có diện tích 18,66 km², dân số năm 2015 là 16482 người,[2] mật độ dân số đạt 883 người/km².

Bình Thắng là một trong 3 xã ven biển của huyện Bình Đại, có địa hình khá phức tạp về an ninh trật tự, nhất là an ninh biên giới biển nên được Huyện ủy Bình Đại chọn để xây dựng xã vững mạnh toàn diện trong khu vực phòng thủ của huyện.[4]

Lịch sử sửa

Ngày 3 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 141-CP[1] về việc thành lập xã Bình Thắng trên cơ sở một phần của thị trấn Bình Đại.

Kinh tế sửa

Bình Thắng là xã ven biển có nghề đánh bắt hải sản từ lâu đời của huyện Bình Đại và được xem là nghề truyền thống, ngư dân Bình Thắng rất thông thạo về biển, sóng gió, giỏi tay nghề và có nhiều kinh nghiệm trong khai thác.[5]

Bình Thắng còn có trên 200 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, góp phần tăng thu nhập cho người dân.[4]

Văn hóa sửa

Lễ hội nghinh Ông sửa

Nghề đánh bắt hải sản ở Bình Thắng có tục thờ cá voi (hay Ông Nam Hải, Nam Hải Tướng quân, và đơn giản nhất là Ông để tỏ thái độ thành kính), xây lăng Ông Nam Hải để thờ cá Ông. Ngày cúng cá Ông tất cả gia đình nghề biển đều tham gia.[5]

Hiện nay, trong lăng Ông Bình Thắng có 2 bộ xương cá ông (hay cốt cá ông). Bộ cốt đầu tiên đặt trên ban thờ chính, nằm trong khung kính, do ngư dân phát hiện vào khoảng năm 1956 - 1957. Ngoài ra, bộ cốt thứ hai tương đối khá lớn, đặt ở hương án ngoài thuộc gian giữa chính điện và có xuất xứ: "Chi hội nghề cá lâm sản Bến Tre gặp cá ông lụy ở Biển Đông ngày 4 tháng 4 năm Tân Tị 2001, trục vớt lên tàu đưa về lăng ông Nam Hải Bình Thắng, ngày 18 tháng 4 năm Tân Tị. Phụng cúng".[6]

Theo giải thích của người đại diện Ban Khánh tiết, người gặp được ông lụy sẽ là người chịu tang và làm theo đúng nghi thức truyền thống. Hài cốt cá ông khi mang về lăng được cúng bái. Sau thời gian phân hủy xác, người ta lau sạch phần xương rồi rửa bằng phooc-mon và làm nghi thức nhập lăng thật trang trọng. Thịt cá ông trong thời gian phân hủy có mùi hơi khét, không hề hôi. Do đó, trong đời sống hiện tại, cá ông được ngư dân Bình Thắng tôn thờ và tin tưởng, phản ánh sự may rủi của con người trước biển cả bao la và cầu mong có nhiều tôm , giàu có và bình an.[6]

Chú thích sửa

  1. ^ a b “Quyết định số 141-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Bến Tre”. Thư viện Pháp luật. 3 tháng 4 năm 1979.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b “Bình Thắng xây dựng xã vững mạnh toàn diện trong khu vực phòng thủ”.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b “Làng cá Bình Thắng với lễ hội nghinh ông”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ a b “Tìm hiểu lễ hội Nghinh Ông của cộng đồng ngư dân Bình Thắng (Huyện Bình Đại- Tỉnh Bến Tre)”.

Tham khảo sửa