Bạch Hạc là một phường thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.[3]

Bạch Hạc
Phường
Phường Bạch Hạc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhPhú Thọ
Thành phốViệt Trì
Thành lập1984[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°16′54″B 105°26′31″Đ / 21,28167°B 105,44194°Đ / 21.28167; 105.44194
Bạch Hạc trên bản đồ Việt Nam
Bạch Hạc
Bạch Hạc
Vị trí phường Bạch Hạc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,5 km²
Dân số (2011)
Tổng cộng7.346 người
Mật độ1.632 người/km²
Khác
Mã hành chính07912[2]

Phường Bạch Hạc có diện tích 4,5 km², dân số thường trú năm 2011 là 7.346 người, mật độ dân số đạt 1.632 người/km².

Vị trí địa lí sửa

Phường Bạch Hạc nằm ở phía Đông Nam thành phố Việt Trì, có đường Quốc lộ 2A chạy qua. Bạch Hạc được chia thành 6 khu hành chính, gồm 3 khu nông nghiệp (Lang Đài, Mộ Hạ, Mộ Thượng) và 3 khu phi nông nghiệp (Phong Châu, Đoàn Kết, Bạch Hạc).

Bạch Hạc là phường "cửa ngõ" của thành phố Việt Trì, là nơi hợp lưu của sông Lô với sông Hồng. Đã từ lâu, Bạch Hạc là phường có thế mạnh nhất thành phố về vận tải thủy, tổng số phương tiên vận tải thủy khoảng 220 phương tiện. 60% người dân Bạch Hạc sống chủ yếu dựa vào sông nước, họ làm việc tại các bến bãi thuộc sự quản lý của các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn, ngoài ra, họ còn làm thêm một số dịch vụ liên quan khác; số người dân còn lại trên địa bàn phường làm nông nghiệp.

Lịch sử sửa

Làng Bạch Hạc xưa kia thuộc vùng đất Phong Châu, là nơi trấn giữ phía Đông kinh đô nước Văn Lang đời Hùng Vương. Truyện Mộc tinh hay quỷ Xương Cuồng có giải thích về nguồn gốc tên gọi Bạch Hạc. Bạch Hạc là kinh đô đầu tiên của nước Văn Lang đọc lập.

Bạch Hạc là nơi chiếm đóng của tướng Kiều Công Hãn trong thời loạn 12 sứ quân với căn cứ thành Tam Giang ở ngã ba sông. Ngày nay di tích đền Tam Giang thờ thần sông Bạch Hạc, Kiều Công Hãn và Trần Nhật Duật.

Thời nhà Lê, xã Bạch Hạc thuộc phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Đến thời nhà Nguyễn là một xã thuộc huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái (sau được đổi thành phủ Vĩnh Tường), tỉnh Sơn Tây.

Thời Pháp thuộc, xã Bạch Hạc thuộc huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên.

Ngày 7 tháng 6 năm 1957Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định cho sáp nhập thị trấn Bạch Hạc thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc về tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì. Lúc này thị trấn Bạch Hạc thuộc thị xã Việt Trì.

Ngày 13 tháng 1 năm 1984Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định phân vạch địa giới xã, phường của thành phố Việt Trì. Theo đó, giải thể thị trấn Bạch Hạc để thành lập phường Bạch Hạc.

Đình Mộ Chu Hạ sửa

Đình, Miếu Mộ Chu Hạ thờ Vua Lê Đại Hành và 2 bà hoàng hậu.

Trong một lần truy bắt quân giặc Tống Vua Lê Đại Hành đi qua cánh đồng làng Mộ Chu Hạ thì trời tối, người dân đem cỏ cho ngựa của nhà Vua và quân lính ăn. Để thiết đãi quân lính của vua dân làng đã đem gạo nếp đồ xôi thay nhau giã bánh giầy phân phát cho mỗi người một cái, sáng hôm sau dân làng giã bánh dầy cho vua và binh lính mang theo làm lương thực. Cảm động tấm lòng của người dân Mộ Chu Hạ, sau khi dẹp yên quân Tống, Vua Lê Đại Hành đã ban Sắc phong cho bánh giầy của làng Mộ Chu Hạ. Từ đó, dân làng Mộ Chu Hạ luôn bảo nhau phải giữ gìn tục giã bánh giầy vào 10/1 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn Vua, và ôn lại truyền thống lịch sử của làng.

Hàng trăm năm qua dân làng vẫn giữ tục giã bánh giầy. Cứ đến dịp Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng người dân làng Mộ Chu Hạ lại bảo nhau, mỗi người một việc tề tựu đại Đình làng để chuẩn bị để tham gia hội thi giã bánh giầy tuyển chọn để cúng tiến các Vua Hùng. 5 thanh niên trai tráng khỏe mạnh được tuyển chọn kĩ kàng, ăn mặc chay sạch phải luyện tập kĩ trước khi tham gia hội thi.[4]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ 10/1984/QĐ-HĐBT
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Phường Bạch Hạc, Thành phố Việt Trì”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “Bánh giầy làng Mộ Chu Hạ và câu chuyện tình chàng Liêu – nàng Tiêu”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.

Tham khảo sửa