Bản mẫu:PVCC-Việt Nam

Tài liệu bản mẫu[xem] [sửa] [lịch sử] [làm mới]

Đối tượng áp dụng sửa

Tác phẩm chịu ảnh hưởng Luật Việt Nam: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Luật áp dụng

Cách dùng sửa

Tác phẩm chỉ thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam nếu rơi vào một trong các phạm trù sau:

  1. Không được bảo hộ bản quyền (điều 15 và 27 Luật 2009)
    1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
    2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
    3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
  1. Tác phẩm thuộc về công chúng (điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ)
    1. Tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng hoặc khuyết danh này công bố lần đầu tiên trước năm 1960 nên đã hết hạn theo điều 27 Luật 2005 (thời hạn bảo hộ là 50 năm sau khi công bố lần đầu). Trong thời hạn 50 năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được biết thì tính theo tác giả.
    2. Với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh công bố lần đầu từ năm 1960, thời hạn bảo hộ là 75 năm sau khi công bố lần đầu tiên.
    3. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình (điều 27 Luật 2009). Hay nói cách khác, tác phẩm này đã được định hình (được chụp, sản xuất, tạo ra, quay phim...) trước năm 1924.
    4. Nếu có tác giả thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng 50 năm tiếp theo năm tác giả chết (trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết). Hay nói cách khác, tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng đã mất trước năm 1974.
    5. Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Tính không hồi tố của Luật 2009 sửa

Vì Luật 2009 không hồi tố nên các tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng hoặc khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960 vẫn thuộc phạm vi công cộng theo quy định tại Luật 2005. Thời hạn bảo hộ 75 năm đối với các tác phẩm này chỉ áp dụng đối với các tác phẩm vẫn còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005. Các tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng hoặc khuyết danh đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật 2005 không được hưởng thêm thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật 2009. Xem chi tiết tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan sửa đổi, bổ sung 2011, Điều 26, khoản 2.

Quan hệ với Luật bản quyền Hoa Kỳ sửa

Trong Tuyên cáo 7161 của Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton về bảo hộ các tác phẩm của Việt Nam tại Hoa Kỳ, ngày Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) được áp dụng đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam là ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng hoặc khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác thì tác giả hay đồng tác giả đã chết trước năm 1948 và tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998.

Xem thêm sửa