Bảo quốc Huân chương

Huân chương cao quý nhất của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà cũ

Bảo quốc Huân chương là huân chương cao quý nhất của Quốc gia Việt Nam, được Việt Nam Cộng hòa kế thừa, dành tưởng thưởng cho các quân nhân trong tất cả binh chủng hay thường dân bên hành chính dân sự đã có "chiến tích xuất sắc trong công cuộc giữ gìn bờ cõi hoặc có cống hiến lớn cho quốc gia".

Bảo quốc Huân chương
Mẫu Bảo quốc Huân chương Đệ ngũ đẳng
Trao bởi  Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Ngày thành lập15 tháng 8 năm 1950
Dây đeo     Vàng và      Đỏ
MottoTổ quốc Tri ân
Tư cáchQuân sự, Dân sự
Tình trạng
Không còn tồn tại
Sáng lậpBảo Đại
Thông tin khác
Bậc trênKhông
Bậc dướiQuân công Bội tinh
Liên quanBắc Đẩu Bội tinh
Đại Nam Long tinh

Ribbon

Lịch sử sửa

 
Bắc Đẩu bội tinh, bậc Officier.

Thời thuộc địa, từ năm 1886, nhà Nguyễn đã đặt ra quy chế Đại Nam Long tinh, phỏng theo Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp, để hình thành cơ chế phong thưởng cao nhất cho triều thần nhà Nguyễn và người Pháp tại Bắc và Trung kỳ.[1][2][3][4] Năm 1896, Đại Nam Long tinh được chính quyền Pháp công nhận là một trong bảy loại huân chương của thuộc địa.[5][6] Tuy nhiên, từ năm 1945, khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập và hoàng đế Bảo Đại thoái vị, cơ chế Đại Nam Long tinh viện cũng bị bãi bỏ.

 
Đại Nam Long tinh, Đệ tứ hạng.

Đến năm 1950, Quốc gia Việt Nam thành lập dưới sự thỏa hiệp giữa chính phủ Pháp và cựu hoàng Bảo Đại. Một mặt, quốc trưởng Bảo Đại tái lập Đại Nam Long tinh Viện để phong tặng cho các quan lại cũ trên danh nghĩa Hoàng đế. Mặt khác, ông cho thành lập Bảo quốc Huân chương theo đúng mô hình của Đại Nam Long tinh để ban thưởng với danh nghĩa Quốc trưởng. Hai hệ thống huân chương này cùng tồn tại song song cho đến năm 1955, khi quốc trưởng Bảo Đại bị thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất và chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập. Cơ chế Đại Nam Long tinh hoàn toàn bị bãi bỏ, nhưng Bảo quốc Huân chương vẫn được kế thừa và tồn tại cho đến năm 1975 thì ngừng hoạt động vĩnh viễn khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chấm dứt tồn tại.

Mô tả sửa

 
Băng đeo, bài hiệu và Bảo quốc Huân chương Đệ nhất đẳng.

Bảo quốc Huân chương có hình ngũ giác gần như tròn với đỉnh nhọn trên cùng. Chính giữa có hình tròn, ở diềm có 5 tia mạ vàng tỏa ra hơi giống hình ngôi sao. Trong lòng hình tròn, khảm bằng men ngọc đỏ và khắc nổi bốn chữ "Tổ quốc tri ân". Quanh mé ngoài hình tròn có khảm một đường men màu xanh; bên mé trong, mé ngoài đường men có viền bằng 2 sợi chỉ vàng. Giữa các tia sao, khắc nổi các hoa văn trang trí tráng men xanh lục. Riêng ở vị trí phía dưới, khắc nổi hình rồng. Phía trên đỉnh ngũ giác, khắc mặt rồng với hai bên đối xứng, làm chỗ nối dây đeo.

Ở các hạng Đệ nhất đẳng và Đệ nhị đẳng còn có thêm một bài đeo lớn, có hình dạng gần tương tự huân chương.

Kèm theo huân chương còn có văn bằng. Trên văn bằng ghi rõ tên họ người được cấp và hạng cấp của Bảo quốc Huân chương.

Hệ thống cấp bậc sửa

Như đã nêu trên, Bảo quốc Huân chương gần như được sao chép từ Đại Nam Long tinh của nhà Nguyễn, mà nguồn gốc xa hơn là hệ thống Légion d'honneur của Pháp, vì vậy hệ thống cấp bậc cũng như cách sử dụng của chúng gần như tương đồng hoàn toàn.

Hệ thống cấp bậc so sánh giữa chúng như sau (theo thứ tự từ cao xuống thấp)

Cấp bậc Bắc Đẩu bội tinh Đại Nam Long tinh Bảo quốc Huân chương Ghi chú
1
Grand-croix Đệ nhất hạng Đệ nhất đẳng
2
Grand officier Đệ nhị hạng Đệ nhị đẳng
3
Commandeur Đệ tam hạng Đệ tam đẳng
4
Officier Đệ tứ hạng Đệ tứ đẳng
5
Chevalier Đệ ngũ hạng Đệ ngũ đẳng

Cách sử dụng sửa

Cách sử dụng của Bảo quốc Huân chương cũng gần tương tự với Đại Nam Long tinh và Bắc Đẩu bội tinh. Vị trí đeo của Bảo quốc Huân chương là vị trí danh dự cao hơn trên tất cả các huân, huy chương khác. Mỗi hạng có cách đeo khác nhau như:

 
Minh họa cách đeo của Bắc Đẩu bội tinh. Bảo quốc Huân chương cũng sử dụng tương tự: 1: Chevalier; 2: Officier; 3: Commandeur; 4: Grand Officier; 5: Grand'Croix.
  1. Đệ nhất đẳng: được đeo bằng dây choàng trên vai phải và một bài tròn Bảo quốc mạ vàng trên ngực trái
  2. Đệ nhị đẳng: được đeo bằng ruy-băng (ribbon) màu đỏ viền vàng với một nơ Bảo quốc hình tròn trên ngực trái và một bài tròn Bảo quốc mạ bạc trên ngực phải
  3. Đệ tam đẳng: được đeo bằng dây choàng dài trên cổ
  4. Đệ tứ đẳng: được đeo bằng ruy-băng và một nơ Bảo quốc hình tròn trên ngực trái
  5. Đệ ngũ đẳng: được đeo bằng ruy-băng trên ngực trái.

Trong trường hợp tối giản, các cuống Bảo quốc Huân chương được quy định như sau:

Đệ nhất đẳng Đệ nhị đẳng Đệ tam đẳng Đệ tứ đẳng Đệ ngũ đẳng
 
 
 
 
 

Dây biểu chương sửa

 
Dây biểu chương tiêu chuẩn của Bảo quốc Huân chương
 
Dây biểu chương Tam hợp (Bảo quốc Huân chương, Quân công Bội tinhAnh Dũng Bội Tinh).

Chú thích sửa

  1. ^ Buyers, Christopher (tháng 7 năm 2007). “Vietnam-Orders and Decorations”. The Royal Ark, Royal and Ruling Houses. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011. The Order of the Dragon of Annam: founded by Emperor Dong Khanh on 14th March 1886. A general order of merit conferred on Vietnamese, French and foreign nationals who have performed useful services to the state or the Emperor. Awarded in five classes (1. Grand Cordon, 2. Grand Officer, 3. Commander, 4. Officer, and 5. Knight) with two ribbons (red with gold border stripes by the Emperor, and green with gold border stripes by the French President). Obsolete 1945.
  2. ^ “Site internet du Musée national de la Légion d'honneur”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ Wyllie, Robert E (1921). Orders, Decorations and Insignia, Military and Civil, With the History and Romance of their Origin and a Full Description of Each. New York: G. P. Putnam's sons. tr. 132–33. Colonial Orders-These are orders pertaining to and established by the native rulers of the various colonies and protectorates of France. They are recognized by the French government and are awarded for services rendered in or for the different colonies. In time of peace ten years of service for a colony is required before admission to one of the orders...They have the same classes as the Legion of Honour and no one can be given a grade higher than Officer in any of them unless he is a member of the Legion neither can he be made a Grand Officer if he is not at least an Officer of the Legion nor can he be given the Grand Cross of a colonial order, unless he is a Commander of the Legion...The Order of the Dragon of Annam...The Royal Order of Cambodia.
  6. ^ Werlich, Robert (1965). Philadelphia, Pennsylvania: Quaker Press. tr. 101–02. ISBN 978-0-685-50738-4. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Tham khảo sửa