Bảo tàng Thất bại

bảo tàng triển lãm ở Thụy Điển

Bảo tàng Thất bại (Museum of Failure), là một bảo tàng của Thụy Điển. Nơi đây trưng bày những sản phẩm, ý tưởng và sáng kiến bị cho là thất bại.[1]

Bảo tàng Thất bại
Map
Thành lập7 tháng 6 năm 2017
Vị tríHelsingborg, Thụy Điển
Chủ sở hữuSamuel West
Trang webmuseumoffailure.com
Cảm tưởng và chia sẻ của du khách về bảo tàng Thất bại. Chi nhánh đặt tại Los Angeles, Mỹ.

Bối cảnh sửa

Samuel West là chủ bảo tàng và là một nhà tâm lý học người Thụy Điển. Khi đến thăm Bảo tàng Các mối quan hệ đổ vỡ (Zagreb, Croatia), Samuel West có một mong muốn "tìm kiếm một phương thức giao tiếp mới với tầm quan trọng của sự thất bại". Ông bày tỏ rằng "Tôi đã quá mệt mỏi với việc xã hội của chúng ta liên tục tôn sùng thành công mà kỳ thị sự thất bại".[2]

Sáng lập sửa

Bảo tàng bắt đầu mở cửa từ ngày 7 tháng 6 năm 2017 với sự hỗ trợ của Quỹ sáng tạo Thụy Điển, có vị trí nằm ở tầng trệt của một trung tâm văn hóa tại thị trấn ven biển Helsingborg.[3] Samuel West đã thương thảo với hàng chục công ty lớn nhỏ có sản phẩm thất bại khác nhau nhưng hầu hết trong số họ từ chối cung cấp thông tin số liệu vì họ không muốn công khai thất bại.[4] Tuy nhiên, Samuel đã sưu tầm được khá nhiều những sản phẩm, dịch vụ khác nhau cho bảo tàng. Hơn 80 sản phẩm thất bại được trưng bày tại đây.[4]

Trưng bày sửa

Năm 1994, nhà sản xuất Harley-Davidson ra mắt dòng nước hoa mang tên Legendary. Tuy nhiên, nỗ lực của hãng xe Harley-Davidson để quảng bá cho sản phẩm nước hoa đã thất bại.[5] Chai nước hoa Legendary trở thành vật phẩm đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Thất bại.[2] Du khách tham quan sẽ thấy một số đồ công nghệ đã bị lãng quên như máy nhắn tin Newton của công ty Apple hay kính Google Glass, Nokia N-Gage;[6] nước giải khát vị cà phê có hình dạng lon coca, mì bò lasagna của hãng kem đánh răng Colgate,[7] chiếc mặt nạ có tính năng căng da mặt nhưng lại bằng phương thức sử dụng điện,[8][9] dòng bút Bic for Her dành cho phụ nữ,[1] xe đạp bằng nhựa, chai tương cà màu xanh và nhiều sản phẩm khác không thể nổi tiếng.[10] Đặc biệt, người tham quan luôn dừng bước mỗi khi đi qua khu trưng bày mang tên "Trump – the Game". Khu trưng bày này mô phỏng lại hình ảnh nhiều người chơi trò giao dịch bất động sản dưới sự giám sát từ hình ảnh thu nhỏ của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.[3]

Vào cuối mỗi buổi triển lãm, khách tham quan sẽ được mời chia sẻ những thất bại của họ trên một bức tường có tên "Thừa nhận thất bại". Những dòng cảm tưởng được viết trên giấy nhiều màu và dán lên tường, hoặc kể lại trong phòng ẩn danh.[11][7]

Mở rộng sửa

Tháng 12 năm 2017, Bảo tàng Thất bại đã mở một chi nhánh vệ tinh tại Los Angeles, Mỹ. Theo thông tin từ bảo tàng, một số vật phẩm sẽ được mang đi trưng bày vòng quanh thế giới bắt đầu từ tháng 7 năm 2018.[2] Một số vật trưng bày khác cũng sẽ xuất hiện ở Toronto, Canada.[7] Ngày 5 tháng 1 năm 2019, bảo tàng này bắt đầu được di chuyển tới Thượng Hải, Trung Quốc.[3] Một số buổi triển lãm nhỏ hơn của bảo tàng đã mở tại Viên, Amsterdam, Liverpool, Jeddah, Luân Đôn, Milano, SeoulParis.[11] Tại Đài Loan, thời báo nước này cho biết bảo tàng đã trưng bày những món đồ thất bại với "tinh thần hài hước."[12]

Tiếp nhận sửa

The News York Times cho biết trang web của bảo tàng nói rằng những sản phẩm này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về “hoạt động kinh doanh đầy rủi ro của sự đổi mới”.[13] Từ khi mở cửa, bảo tàng đã tạo ra những hiệu ứng tích cực.[3] Sự thành công của bảo tàng đã giúp tiến sỹ West trở nên nổi tiếng tại thị trấn ven biển Thụy Điển và giúp ông có thêm biệt danh "tiến sỹ thất bại".[3] National Geographic nhận xét bảo tàng Thất bại "hấp dẫn những cảm xúc bẩm sinh của con người" và cho rằng "cải tiến chấp nhận rủi ro và Bảo tàng Thất bại đã chứng minh sự thành công."[14]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Đăng Dương (2 tháng 11 năm 2021). “Bảo tàng Thất bại độc nhất ở Thuỵ Điển”. vietnamnet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b c Hứa Hiếu Hoa (19 tháng 5 năm 2018). “Tác phẩm của ông Trump được trưng bày ở Bảo tàng Thất bại”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ a b c d e TTXVN (7 tháng 1 năm 2019). "Ông Trump luôn thắng" trong bảo tàng thất bại tại Thụy Điển”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ a b “Video: Tham quan bảo tàng dành cho những sáng kiến thất bại”. Người Đưa Tin. 17 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Bảo Ngọc (10 tháng 5 năm 2020). “Bên trong bảo tàng thất bại”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “From Colgate Lasagne to Crystal Pepsi: visit the Museum of Failure”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 19 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ a b c Hà Trang (6 tháng 9 năm 2020). “Tham quan những bảo tàng kỳ lạ nhất thế giới”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ Trần Đức Tân (18 tháng 1 năm 2018). “Những bảo tàng... thất bại nhưng lại thành công rực rỡ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ Hauser, Christine; Anderson, Christina (25 tháng 4 năm 2017). “At This Museum, Failures Are Welcome”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ “Có gì ở Bảo tàng 'Thất bại' tại Thụy Điển?”. BAO DIEN TU VTV. 8 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ a b House of Flops MUSEUM OF FAILURE (tháng 6 năm 2020). “Museum Of Failure”. goethe.de (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ LyLa Liu (8 tháng 12 năm 2021). “Museum of Failure brings humor and hope to Taipei”. Taiwan News. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ Schulten, Katherine (3 tháng 5 năm 2017). “Exhibits for a Museum of Failure”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ “Visit the Museum of Failure in Sweden and California”. Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). 11 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa