Bệnh cơ tim phì đại

bệnh trong đó một phần của cơ tim (cơ tim) bị phì đại (mở rộng) mà không có bất kỳ nguyên nhân rõ ràng, tạo ra suy giảm chức năng của tim.

Bệnh cơ tim phì đại (tiếng Anh:Hypertrophic cardiomyopathy, viết tắt là HCM) là một bệnh gây nên tình trạng một phần của tim trở nên dày lên mà không có nguyên nhân rõ ràng.[9] Chính điều này dẫn đến việc tim giảm đi khả năng bơm máu hiệu quả.[3] Các triệu chứng khác nhau của bệnh cơ tim phì đại có thể từ không có cảm giác gì đến mệt mỏi, sưng chân và khó thở.[2] Chứng bệnh này cũng có thể dẫn đến đau ngực hoặc ngất xỉu.[2] Các biến chứng bao gồm suy tim, nhịp tim không đều và đột tử do tim.[3][4]

Bệnh cơ tim phì đại
Tên khácPhì đại vách ngăn không đối xứng,
hẹp động mạch chủ phì đại phì đại vô căn[1]
Khoa/NgànhBệnh tim
Triệu chứngCảm thấy mệt mỏi, phù nề bàn chân, khó thở, đau ngực, ngất xỉu[2]
Biến chứngSuy tim, Chứng loạn nhịp tim, Ngừng tim[3][4]
Nguyên nhânDi truyền, Bệnh Fabry, Bệnh mất điều hòa của Friedreich, một số loại thuốc[5][6]
Phương pháp chẩn đoánĐiện tâm đồ, siêu âm tim, kiểm tra căng thẳng, xét nghiệm di truyền[7]
Chẩn đoán phân biệtBệnh tim tăng huyết áp, hẹp động mạch chủ, giãn tim[5]
Điều trịThuốc, cấy ghép máy khử rung tim, phẫu thuật[7]
ThuốcThuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, disopyramid[7]
Tiên lượngÍt hơn 1% một năm nguy cơ tử vong (Điều trị)[8]
Dịch tễ1 trên 500 người[9]

Điều trị bệnh này có thể bao gồm việc sử dụng thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu hoặc disopyramid.[7] Một máy khử rung tim cấy ghép có thể được khuyến cáo ở những người có một số loại nhịp tim bất thường nhất định.[7] Phẫu thuật, dưới hình thức cắt bỏ tủy hoặc cấy ghép tim, có thể được thực hiện ở những người không cải thiện khi áp dụng các biện pháp khác.[7] Với phương cách điều trị, nguy cơ tử vong do bệnh này ít hơn một phần trăm mỗi năm.[8]

Bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng với tỉ lệ khoảng 1 trên 500 người.[9] Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới là bằng nhau.[9] Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng.[9] Mô tả hiện đại đầu tiên của căn bệnh này do Donald Teare công bố vào năm 1958.[10][11]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Other Names for Cardiomyopathy”. NHLBI. ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b c “What Are the Signs and Symptoms of Cardiomyopathy?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ a b c “What Is Cardiomyopathy?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ a b Barsheshet, Alon; Brenyo, Andrew; Moss, Arthur; Goldenberg, Ilan (tháng 7 năm 2011). “Genetics of Sudden Cardiac Death”. Current Cardiology Reports. 13 (5): 364–376. doi:10.1007/s11886-011-0209-y. PMID 21789574.
  5. ^ a b Ferri, Fred F. (2017). Ferri's Clinical Advisor 2018 E-Book: 5 Books in 1 (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 246. ISBN 9780323529570.
  6. ^ “What Causes Cardiomyopathy?”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ a b c d e f Gersh BJ, Maron BJ, Bonow RO, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2011). “2011 ACCF/AHA guideline for the diagnosis and treatment of hypertrophic cardiomyopathy: executive summary”. J. Thorac. Cardiovasc. Surg. 142 (6): 1303–38. doi:10.1016/j.jtcvs.2011.10.019. PMID 22093712.
  8. ^ a b Maron, BJ; Ommen, SR; Semsarian, C; Spirito, P; Olivotto, I; Maron, MS (ngày 8 tháng 7 năm 2014). “Hypertrophic cardiomyopathy: present and future, with translation into contemporary cardiovascular medicine”. Journal of the American College of Cardiology. 64 (1): 83–99. doi:10.1016/j.jacc.2014.05.003. PMID 24998133.
  9. ^ a b c d e “Types of Cardiomyopathy”. NHLBI (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ Teare D (1958). “Asymmetrical hypertrophy of the heart in young adults”. British Heart Journal. 20: 1–8. doi:10.1136/hrt.20.1.1. PMC 492780.
  11. ^ McKenna WJ, Sen-Chowdhry S (2008). “From Teare to the Present Day: A Fifty Year Odyssey in Hypertrophic Cardiomyopathy, a Paradigm for the Logic of the Discovery Process”. Revista Española de Cardiología. 61 (12): 1239–1244. doi:10.1016/S1885-5857(09)60050-5.