Bộ Cá chìa vôi (danh pháp khoa học: Syngnathiformes) là một bộ cá vây tia bao gồm các loài cá chìa vôicá ngựa.[1]. Một số tài liệu về động vật học của Việt Nam còn gọi bộ này là Bộ Cá ngựa, theo tên gọi chung của các loài thuộc chi Hippocampus, tuy nhiên Wikipedia chọn tên gọi Bộ Cá chìa vôi, lấy theo tên gọi chung của chi Syngnathus.

Bộ Cá chìa vôi
Aulostomus maculatus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Syngnatharia
Bộ (ordo)Syngnathiformes
Các họ
Xem văn bản.

Các loài cá này có thân dài và hẹp được bao quanh bởi hàng loạt các vòng từ chất xương và có miệng nhỏ hình ống. Một số nhóm sinh sống trong rong biển và bơi với thân đứng thẳng, một kiểu ngụy trang với mục đích nhằm hòa lẫn với thân của rong, rêu, tảo.

Tên gọi "Syngnathiformes" nghĩa là "hàm nối/chắp lại", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp syn nghĩa là "cùng, với", gnathos nghĩa là "hàm, miệng" và tiếng Latinh forma nghĩa là "hình dạng".

Phân loại sửa

Trong Nelson[2]ITIS[3] nhóm các loài cá này được đặt trong phân bộ Syngnathoidei của bộ Gasterosteiformes cùng với cá gai và các họ hàng của chúng. Trong FishBase[4] các nhóm này được coi là các bộ có quan hệ chị em.

FishBase liệt kê 5 họ:

Tuy nhiên, nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 2008 cho thấy bộ Gasterosteiformes là đa ngành[6] và Syngnathoidei cùng Dactylopteroidei tạo thành một nhóm đơn ngành, mối quan hệ chị-em của Gasterosteoidei (trừ họ Indostomidae) với Zoarcoidei được xác nhận, trong khi Indostomidae lồng sâu trong bộ Synbranchiformes.

Trong ấn bản lần 5 của Fishes of the World năm 2016, bộ này bao gồm:[7]

Nghiên cứu của Betancur và ctv (2013),[8] phiên bản sửa đổi ngày 30-7-2014,[9] cũng như phiên bản 2017[10] và của Longo et al. (2017)[11] đã định nghĩa lại bộ này như sau (với bổ sung các họ hóa thạch từ Laan (2018):[12]

Bộ Syngnathiformes

Phát sinh chủng loài sửa

Phát sinh chủng loài vẽ theo Longo et al. (2017) và Betancur et al. (2017).[10][11]

 Syngnathiformes 
 Dactylopteroidei 

Dactylopteridae

Pegasidae

 Mulloidei 

Mullidae

 Callionymoidei 

Callionymidae

Draconettidae

 Syngnathoidei 

Centriscidae

Aulostomidae

Fistulariidae

Solenostomidae

Syngnathidae

Lưu ý sửa

Tên gọi cá chìa vôi trong tiếng Việt còn được dùng để chỉ một loài cá biển/nước lợ với danh pháp khoa học Crenidens sarissophorus (danh pháp không còn hiệu lực, theo FishBase[16] thì C. sarissophorus Cantor, 1849 là đồng nghĩa gốc của Proteracanthus sarissophorus (Cantor, 1849) - một loài cá biển hoặc nước lợ ở tây trung Thái Bình Dương, thuộc họ Ephippidae (nguyên thuộc bộ Perciformes, hiện nay xếp trong bộ Ephippiformes); trong khi chi Crenidens thuộc họ Sparidae[17] hiện được công nhận 3 loài là C. crenidens (Forsskål, 1775), C. indicus Day, 1873C. macracanthus Günther, 1874 cũng là cá biển nhưng chỉ có ở Ấn Độ Dương.

Tham khảo sửa

  1. ^ "Syngnathiformes". FishBase. Ed. Ranier Froese và Daniel Pauly. Phiên bản tháng 2 năm 2006. N.p.: FishBase, 2006.
  2. ^ Joseph S. Nelson. Fishes of the World. John Wiley & Sons. ISBN 0-471-54713-1.
  3. ^ Actinopterygii (TSN 166361) Lưu trữ 2006-03-14 tại Wayback Machine. ITIS. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2006.
  4. ^ "Gasterosteiformes". FishBase. Ed. Ranier Froese và Daniel Pauly. Phiên bản tháng 2 năm 2006. N.p.: FishBase, 2006.
  5. ^ Trong ITIS, cá snipe được tách ra thành họ riêng của chính nó là họ Macroramphosidae.
  6. ^ Kawahara R., Miya M., Mabuchi K., Lavoué S., Inoue J. G., Satoh T. P., Kawaguchi A., Nishida M., 2008. Interrelationships of the 11 gasterosteiform families (sticklebacks, pipefishes, and their relatives): a new perspective based on whole mitogenome sequences from 75 higher teleosts. Mol. Phylogenet. Evol. 2008 46(1):224-36. PubMed PMID 17709262, doi:10.1016/j.ympev.2007.07.009.
  7. ^ Nelson J. S.; Grande T. C.; Wilson M. V. H. (2016). “Classification of fishes from Fishes of the World 5th Edition” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2020-11-11 tại Wayback Machine, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  9. ^ Betancur-R, R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes. Based mostly on Molecular Data — Version 3 Lưu trữ 2015-09-27 tại Wayback Machine
  10. ^ a b Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  11. ^ a b S. J. Longo; B. C. Faircloth; A. Meyer; M. W. Westneat; M. E. Alfaroe; P. C. Wainwright (2017). “Phylogenomic analysis of a rapid radiation of misfit fishes (Syngnathiformes) using ultraconserved elements”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 113 (August 2017): 33–48. Tóm tắt.
  12. ^ Van der Laan R. 2018. Family-group names of fossil fishes. European Journal of Taxonomy 466: 1–167, doi:10.5852/ejt.2018.466
  13. ^ Theo truyền thống xếp trong bộ Scorpaeniformes.
  14. ^ Theo truyền thống xếp trong bộ Gasterosteiformes
  15. ^ a b c Theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes.
  16. ^ Theo FishBase
  17. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Sparidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.