Biệt khu Thủ đô

Đơn vị quân khu thủ đô của QLVNCH

Biệt khu Thủ đô là một Biệt khu trong tổ chức Quân khu và Khu Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trực thuộc Quân khu 3 và theo hệ thống điều hành của Bộ Tổng Tham mưu. Do địa bàn bảo an là Trung tâm Hành chính và Quân sự của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nên tuy vùng hoạt động nhỏ gọn, nằm trọn hoàn toàn trong Quân khu 3, nhưng trách vụ nặng nề và quan trọng hơn. Vì vậy, vào cuối tháng 4 năm 1975, khi Biệt khu Thủ đô thất thủ, kéo theo sự sụp đổ của Chính thể Việt Nam Cộng hòa và tác động tan rã lực lượng của Quân đoàn IV dù binh lực gần như vẫn còn nguyên vẹn.

Biệt khu Thủ đô
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1956 - 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngHỗn hợp
Phân loạiBiệt khu
Bộ phận của Quân đoàn III và Quân khu 3
Bộ Tổng Tham mưu
Bộ chỉ huySài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Khẩu hiệuCương quyết Bảo vệ Thủ đô
Tham chiến- Trận Mậu Thân
- Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Dương Văn Minh
- Thái Quang Hoàng
- Nguyễn Văn Y
- Tôn Thất Đính
- Mai Hữu Xuân
- Trần Thiện Khiêm
- Phạm Văn Đỗng
- Vĩnh Lộc
- Lê Nguyên Khang
- Nguyễn Văn Minh
- Chung Tấn Cang
- Lâm Văn Phát

Lịch sử hình thành sửa

Sau khi Chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956, toàn bộ Lãnh thổ Nam Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được chia thành 6 Quân khu gồm:

  1. Đệ Nhất Quân khu (Đông Nam phần)[1]
  2. Đệ Nhị Quân khu (Bắc Trung phần)[2]
  3. Đệ Tam Quân khu (Bắc Cao nguyên Trung phần và Bắc Duyên hải Miền Trung)[3]
  4. Đệ Tứ Quân khu (Nam Cao nguyên Trung phần và Nam Duyên hải Miền Trung)[4]
  5. Đệ ngũ Quân khu (Tây Nam phần)[5]
  6. Quân khu Thủ đô.

Địa bàn của Quân khu Thủ đô đặc trách vùng Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn.[6] Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô đặt tại trại Lê Văn Duyệt[7], trên địa bàn quận 3, Sài Gòn cho đến tháng 4 năm 1975. Trụ sở Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô (tức Trại Lê Văn Duyệt) hiện nay chính là Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Những biến động giai đoạn 1960-1967 sửa

Cải tổ và tiếp tục hoạt động sửa

Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Tổng thống Diệm đã ra sắc lệnh cải tổ các Quân khu thành các Vùng Chiến thuật, theo đó Quân khu Thủ đô được đổi thành Biệt khu Thủ đô, mở rộng địa bàn thêm tỉnh Gia Định, trực thuộc Vùng 3 Chiến thuật.[8].

Ngày 21 tháng 11 năm 1962, Tổng thống Diệm đã ra Sắc lệnh số 213/QP, sửa đổi lại điều 2 do Sắc lệnh số 98/QP, chia lại các Địa bàn Quân sự thành 4 Vùng Chiến thuật và 1 Biệt khu Thủ đô.[9]. Biệt khu Thủ đô trở thành một đơn vị cấp Quân khu Độc lập.

Ngày 2 tháng 7 năm 1965, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ đã ký Sắc lệnh số 124-QP “Đổi danh hiệu Biệt khu Thủ đô thành Quân khu Thủ đô”. Theo điều 1 của Sắc lệnh: Ranh giới Quân khu Thủ đô tạm thời là ranh giới Biệt khu Thủ đô cũ, gồm Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, tỉnh Gia Định.[10]. Một năm sau, ngày 18 tháng 7 năm 1966, vẫn là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ, lại ký tiếp Sắc lệnh số 130/SL/QP đổi danh hiệu Quân khu Thủ đô thành Biệt khu Thủ đô và quy định: Ranh giới Biệt khu Thủ đô bao gồm Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, tỉnh Gia Định và Đặc khu Côn Sơn. Biệt khu Thủ đô vẫn được đặt thuộc Vùng 3 Chiến thuật, có nhiệm vụ như một Khu Chiến thuật.[11].

Ngày 1 tháng 7 năm 1970, chính phủ Việt Nam Cộng hòa thay đổi danh hiệu 4 vùng chiến thuật thành 4 quân khu. Quân khu 3 có thêm tỉnh (tiểu khu) Gia Định, theo đó địa bàn quân khu 3 có 11 tỉnh. Tuy nhiên về mặt khu chiến thuật, tiểu khu Gia Định vẫn nằm trong Biệt khu Thủ đô.

Nhiệm vụ gìn giữ an ninh tại Biệt khu Thủ đô rất phức tạp. Các cơ sở Trung ương. Các định chế Quốc gia như hành chánh, quân đội, cảnh sát, an ninh tình báo, các tòa Đại sứ. Bộ tư lệnh và Bộ chỉ huy của các quân binh chủng, các đơn vị yểm trợ, tiếp vận v.v... đều nằm trong phạm vi của Biệt khu.

Mậu Thân 1968 sửa

Sài Gòn sụp đổ sửa

Biên chế tổ chức sửa

  • Dưới đây là biên chế tổ chức của Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô vào đầu năm 1975:
Stt Phòng Sở
Trực thuộc
Chú thích Stt Phòng Sở
Trực thuộc
Chú thích
1
Bộ Tham mưu
6
Phòng 3 Tác chiến
2
Sở An ninh Quân đội
7
Phòng 4 Tiếp vận
3
Phòng Tổng Quản trị
8
Phòng 5 Tâm lý chiến
4
Phòng 1 Nhân sự
9
Phòng 6 Truyền tin
5
Phòng 2 Tình báo
10
Bộ Chỉ huy Pháo binh

-

Đơn vị tác chiến trực thuộc sửa

Lực lượng trực tiếp dưới quyền của Biệt khu Thủ đô gồm các Đại đội phiên hiệu từ 306 đến 310 đồn trú trong nội đô và ven đô; cùng Lực lượng các Phân khu, Tiểu khu (Tỉnh), các Chi khu (Quận) và Lực lượng Quân cảnh duy trì kỷ luật, hợp thành Liên đoàn An ninh Thủ đô. Ngoài ra còn có Lực lượng của các Bộ Tư lệnh, Bộ chỉ huy của các Quân, Binh chủng như Hải quân, Không quân, Sư đoàn Nhảy dù, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương, Bộ chỉ huy Thiết giáp và Liên đoàn Biệt cách Dù sẵn sàng ứng phó.

Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô tháng 4/1975 sửa

Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Nguyễn Văn Minh
Võ bị Đà Lạt K4[12]
Trung tướng
Tư lệnh
Ngày 28/4/1975 Trung tướng Lâm Văn Phát đảm nhiệm chức vụ này.
2
Lý Bá Hỷ
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Tư lệnh phó
3
Ngô Văn Minh[13]
Võ khoa Thủ Đức K1[14]
Đại tá
Tham mưu trưởng
4
Phạm Tài Điệt[15]
Võ khoa Nam Định[16]
Chánh sở An ninh Quân đội
5
Nguyễn Đạt Sinh[17]
Võ khoa Thủ Đức K4
Trung tá
Chỉ huy trưởng Pháo binh
6
Bùi Kim Nguyệt
Hải quân Nha Trang K3
Đại tá
Tư lệnh Hải quân Biệt khu

Chỉ huy trưởng, Tư lệnh, Tổng trấn qua các thời kỳ sửa

Stt Họ và tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Thái Quang Hoàng
Võ bị Tông Sơn Tây
Trung tướng[18]
4/1959-11/1961
Tư lệnh Quân khu Thủ đô. Chức vụ sau cùng: Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan (1964)
2
Nguyễn Văn Là
Võ bị Tông Sơn Tây
Thiếu tướng
11/1961-11/1964
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Chức vụ sau cùng: Tổng tham mưu phó đặc trách Bình định & Phát triển kiêm Tư lệnh Địa phương quân & nghĩa quân (1968-1974).
3
Phạm Văn Đổng
Võ bị Móng Cái
11/1964-3/1965
Kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định
4
Cao Văn Viên
Võ bị Địa phương Vũng Tàu
3/1965-5/1965
Đương nhiệm Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
5
Vĩnh Lộc
Võ bị Lục quân Pháp
Chuẩn tướng
5/1965-6/1965
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn. Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tổng tham mưu trưởng (1975)
6
Lê Nguyên Khang
Võ khoa Nam Định
Thiếu tướng
6/1965-6/1966
Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn (1965-1968). Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng, đặc trách Hành quân
7
Nguyễn Văn Giám
Võ khoa Nam Định
Đại tá
6/1966-6/1968
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Bị thương trong trận Mậu Thân 1968 do bị rocket của trực thăng Hoa Kỳ bắn nhầm
8
Nguyễn Văn Minh
Thiếu tướng
6/1968-7/1971
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn lần thứ 1
9
Chung Tấn Cang[19]
Hải quân Nha Trang K1
Trung tướng
7/1971-3/1975
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn. Chức vụ sau cùng: Tư lệnh Hải quân
10
Nguyễn Văn Minh
3/1975-28/4/1975
Tái nhiệm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn lần thứ 2.
11
Lâm Văn Phát
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
29/4-30/4/1975
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn cuối cùng

Chú thích sửa

  1. ^ Đệ nhất Quân khu tương ứng với Lãnh thổ Quân đoàn III và Quân khu 3 thời Đệ nhị Cộng hòa gồm các tỉnh: Phước Long, Bình Long, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Hậu Nghĩa, Long An, Gia Định, Đô thành Sài Gòn, Phước Tuy, Đặc khu Vũng TàuĐặc khu Côn Sơn.
    - Riêng Đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và Đặc khu Côn Sơn trực thuộc Biệt khu Thủ đô.
  2. ^ Đệ nhị Quân khu tương ứng với Lãnh thổ Quân đoàn I và Quân khu 1 (Đệ Nhị Cộng hòa) gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng NgãiĐặc khu Đà Nẵng.
  3. ^ Đệ tam Quân khu tương ứng với Lãnh thổ phía Bắc Quân đoàn II và Quân khu 2 (Đệ Nhị Cộng hòa) gồm các tỉnh: Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Bình ĐịnhPhú Yên.
  4. ^ Đệ tứ Quân khu tương ứng với Lãnh thổ phía Nam Quân đoàn II và Quân khu 2 (Đệ Nhị Cộng hòa) gồm các tỉnh: Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đặc khu Cam Ranh, Ninh ThuậnBình Thuận.
  5. ^ Đệ ngũ Quân khu tương ứng với Lãnh thổ Quân đoàn IV và Quân khu 4 (Đệ Nhị Cộng hòa) gồm các tỉnh: Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong, Sa Đéc, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Kiên Giang, Chương Thiện, Ba Xuyên, Vĩnh Bình, Bạc Liêu, An XuyênĐặc khu Phú Quốc.
  6. ^ Sắc lệnh số 147/b/QP ngày 24 tháng 10 năm 1956. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14 tháng 2 năm 1957, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa, mới ký Công vụ lệnh số 146/TTM/VP chỉ định Chỉ huy trưởng 3 Quân khu kể trên, gồm: "Trung tướng Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng Quân khu Thủ đô, Đại tá Nguyễn Văn Y, Chỉ huy trưởng Đệ Nhất Quân khu, Đại tá Nguyễn Văn Là, Chỉ huy trưởng Đệ Ngũ Quân khu". Trung tướng Dương Văn Minh đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Tổng Tư lệnh 3 Quân khu trên. Tài liệu Tham mưu Biệt bộ Phủ Tổng thống. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II TP Hồ Chí Minh.
  7. ^ Trại Lê Văn Duyệt nằm trên đường Lê Văn Duyệt nối dài (nay là đường Cách mạng Tháng 8), sát ngã sáu Hiền Vương, Công trường Dân chủ.
  8. ^ Sắc lệnh số 98/QP ngày 13 tháng 4 năm 1961
  9. ^ Sắc lệnh số 213/QP ngày 21 tháng 11 năm 1962
  10. ^ Công báo Việt Nam – 1965/2770
  11. ^ Công báo Việt Nam 1966 – số 3120/18
  12. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  13. ^ Đại Ngô Văn Minh, sinh năm 1931 tại Sóc Trăng.
  14. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  15. ^ Đại tá Phạm Tài Điệt, sinh năm 1926 tại Hải Phòng.
  16. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
  17. ^ Trung tá Nguyễn Đạt Sinh, sinh năm 1933
  18. ^ Cấp bậc khi nhậm chức
  19. ^ Phó Đô đốc

Tham khảo sửa

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011) Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.