Boeing 727

Dòng máy bay thân hẹp ba động cơ do Boeing Commercial Airplanes sản xuất.

Boeing 727 là một máy bay thân hẹp, một tầng, 3 động cơ đầu tiên và duy nhất của Boeing. Được trang bị động cơ Pratt & Whitney JT8D.Chuyến bay đầu tiên vào năm 1963 và cũng là một trong nhiều loại máy bay phản lực phổ biến nhất trên thế giới. Hơn 1.830 chiếc Boeing 727 đã được bàn giao đến các khách hàng trên toàn thế giới. Kỷ lục về tiêu thụ loại máy bay được mua nhiều nhất trong lịch sử đã bị phá vỡ vào thập niên 1990 bởi dòng máy bay chị em của nó là Boeing 737. Tính đến Tháng 2 năm 2022, trong tổng số 1.832 chiếc Boeing 727-100/-200, chỉ một số ít vẫn còn đang hoạt động, đa phần đều bị nghỉ hưu.

Boeing 727
Boeing 727-200 Advanced của hãng Champion Air
Kiểu Máy bay phản lực thân hẹp
Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Hãng sản xuất Boeing Commercial Airplanes
Chuyến bay đầu tiên 9 tháng 2 năm 1963
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
1 tháng 2 năm 1964 với Eastern Airlines
Tình trạng Đang hoạt động, chủ yếu là vận tải hàng hóa nhưng không phổ biến
Trang bị cho Serve Air
Total Linhas Aereas
Kalitta Charters II
Astral Aviation
Được chế tạo 1963–1984
Số lượng sản xuất 1.832[1]
Giá thành $4,32 triệu (tương đương $41 triệu trong năm 2022)

Lịch sử sửa

Thiết kế của Boeing 727 đã nảy sinh như do một thỏa hiệp của các hãng hàng không United Airlines, American Airlines, và Eastern Airlines về cấu hình của một máy bay phản lực dân sự để phục vụ cho các thành phố nhỏ hơn có đường băng ngắn hơn cũng như để phù hợp với nhu cầu hành khách ít hơn. Hãng United Airlines muốn một loại máy bay có 4 động cơ cho những chuyến bay đến các sân bay có cao độ cao, đặc biệt là trung tâm hoạt động của hãng tại Sân bay quốc tế Stapleton tại Denver, Colorado. American Airlines muốn một máy bay có hai động cơ vì lý do hiệu quả, Eastern Airlines muốn một động cơ thứ 3 cho các chuyến bay qua những vùng biển như đến Caribbean. Cuối cùng, cả ba hãng hàng không đã thỏa thuận một chiếc máy bay phản lực ba động cơ, do đó, chiếc 727 được ra đời. Động cơ JT8D thứ ba, được lắp ở ngay đuôi của thân máy bay, được tra dầu bằng một ống chữ s dẫn từ phía trước của đuôi (được tạo điều kiện thông qua một ống dẫn chữ s từ ống dẫn ở phía trước đuôi).[2] Chiếc 727 nổi bật với những thiết bị nâng trên cánh của nó, do đó nó là một trong những máy bay phản lực đầu tiên có thể vận hành từ những sân bay có chiều dài đường băng khiêm tốn. Các kiểu thiết kế sau này của 727 đã được nới rộng ra để có sức chứa khách nhiều hơn và những thiết kế này kết thúc bằng cách thay thế các máy bay phản lực vận chuyển hành khách trước đo như phiên bản chị em của nó là chiếc 707, trên các tuyến bay nội địa.[1]

Do chiếc 727 tỏ ra là một máy bay thương mại đáng tin cậy và linh hoạt và đã được chọn làm đội ngũ tàu bay nòng cốt của nhiều đội tàu bay của các hãng mới khởi đầu, đôi khi nó được mô tả là "DC-3 của thời đại máy bay phản lực."

Vào đầu thế kỷ 21, chiếc 727 vẫn là một phần quan trọng của đội bay các hãng hàng không Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần lớn các hãng hàng không lớn đã bắt đầu chuyển qua sử dụng máy bay phản lực hai động cơ, tiết kiệm nhiên liệu hơn và ít ồn hơn hơn loại 727 có 3 động cơ rõ ràng là ồn hơn. Ngoài ra, chiếc 727 là một trong những chiếc máy bay dân sự cuối cùng có phi hành đoàn gồm 3 người, bao gồm một kỹ sư bay, một thành viên phi hành đoàn mà công việc hiện nay đã được thực hiện bởi các hệ thống điều khiển bằng máy tính trên các máy bay mới hơn.

Thống kê tiêu thụ máy bay Boeing 727 sửa

 

Biến thể sửa

Dữ liệu từ: Boeing Aircraft since 1916[3]

 
727-100 thuộc hãng TAP Portugal

Có 2 biến thể 727; đầu tiên là -100 (ban đầu chỉ có 2 số là -30) giới thiệu năm 1960 và đưa vào hoạt động tháng 2 năm 1964. Biến thể 727-200 giới thiệu năm 1965 và đưa vào hoạt động tháng 12 năm 1967.

727-100 sửa

727-100C
727-100QC
727-100QF
Boeing C-22A
Boeing C-22B

727-200 sửa

 
727-200 của hãng Delta Air Lines
727-200C
 
727-200Adv của hãng Syrian Air
727-200 Advanced
727-200F Advanced
Super 27
Boeing C-22C
 
DHL 727-200F tại San Diego

Các hãng vận hành sửa

Các hãng hàng không đang và từng sử dụng máy bay 727 có AeroSurce, Air Vietnam, Aerolíneas Argentinas, Aerolíneas Internacionales, Air Canada, Air France, Air Malta, ANA, Alitalia, American, Ansett, ASTAR, ATA Airlines, Avensa, Avianca, Aviacsa, Braniff International, China Airlines, Continental Airlines, Continental Micronesia, Copa, CP Air, Delta Air Lines, Dominicana, Eastern Air Lines, FedEx, First Air, Iberia, Iran Air, Japan Airlines, JAT, Korean Air, Lloyd Aereo Boliviano, Lufthansa, Mexicana, Northeast Airlines, Northwest Airlines, Olympic Airways, Pan Am, People Express, Philippine Airlines, Pride Air, Royal Air Maroc, Sabena, Singapore Airlines, South African Airways, TAA, Transbrasil, United Airlines, US Airways, Varig, VASP, Viasa, Western Airlines và một số các hãng hàng không thuê bao như: Carnival Air Lines, TameHapag-Lloyd.

Đến tháng 2 năm 2022, chỉ còn 38 chiếc Boeing 727 (tất cả các biến thể) còn hoạt động.

Zero-Gravity Corporation sử dụng máy bay Boeing 727 cải hoán để cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm ngắn về tình trạng không trọng lực, giống như Mũ Nôn mửa của NASA được sử dụng để huấn luyện những nhà du hành vũ trụ. Ngoài ra, máy bay 727 thỉnh thoảng được chính phủ sử dụng, bay cho các không lực của Benin, Burkina FasoAfghanistan, trong số các nhóm nhỏ thuộc chính phủ đã sử dụng máy bay này. Quân đội Mỹ đã sử dụng 727 làm máy bay vận chuyển quân sự, được đặt tên là C-22. Các máy bay 727 thuộc Không lực New Zealand đã được thay thế bằng những chiếc 757.

Sử dụng chính sửa

Tính đến tháng 2 năm 2022, có 38 chiếc Boeing 727 (mọi biến thể) vẫn đang được sử dụng.[4]

Dân dụng sửa

 
Kalitta Charters II 727-200, tại sân bay Blue Grass, Lexington, Kentucky

Chính quyền, quân đội sửa

  Afghanistan
  Bénin
  Bolivia
  Burkina Faso
  Colombia
  Cộng hòa Dân chủ Congo
  Djibouti
  Ecuador
  Iraq
  México
  New Zealand
  United Kingdom
  Hoa Kỳ
  • Không quân Hoa Kỳ – trước đây được sử dụng như một phương tiện vận tải quân sự, được đặt tên là C-22.

Thông số kỹ thuật sửa

 
Boeing 727
Kích thước 727-100 727-200
Chiều dài 40,6 m hay 133 ft 2 in 46,7 m hay 153 ft 2 in
Sải cánh 32,9 m hay 108 ft
Chiều cao 10,3 m hay 34 ft
Trọng lượng không nhiên liệu 45.360 kg (100.000 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa 76.818 kg (169.000 lb) 95.227 kg (209.500 lb)
Tốc độ bay tiết kiệm xăng .81 Mach
Tốc độ tối đa .90 Mach
Tầm bay đầy tải 5000 km (2700 nm) 4450 km (2400 nm)
Sức chứa nhiên liệu tối đa 31.000 liters 8.186 USG 37.020 liters hay 9.806 USG
Động cơ 3
Phi hành đoàn Ba
Số chỗ tối đa 149 189

Trong nhiều năm, Boeing 727-200 đã có lốp chịu tải cao nhất trong các loại máy bay sản xuất, với tải suất tối đa là 45.240 lb (20.520 kg) cho mỗi bánh chính khi máy bay chở đầy tải. Do các phàn nàn về hư hại cho mặt rải nhựa của sân bay do 727 gây ra, các loại máy bay vận tải nặng sau này như Boeing 747 đã được thiết kế với nhiều bộ bánh hạ cánh để giảm trọng lượng trên mỗi lốp. Tải trên lốp tối đa của 727 gần đây mới chỉ bị qua mặt bởi các biến thể khác nặng hơn của Boeing 777.

Đơn hàng sửa

1983 1982 1981 1980 1979 1978 1977 1976 1975 1974 1973 1972
1 11 38 68 98 125 133 113 50 88 92 119
1971 1970 1969 1968 1967 1966 1965 1964 1963 1962 1961 1960
26 48 64 66 125 149 187 83 20 10 37 80

Giao hàng sửa

1984 1983 1982 1981 1980 1979 1978 1977 1976 1975 1974 1973
8 11 26 94 131 136 118 67 61 91 91 92
1972 1971 1970 1969 1968 1967 1966 1965 1964 1963 1962 1961
41 33 55 114 160 155 135 111 95 6 0 0

Xem thêm sửa

Máy bay liên quan
Máy bay tương tự

Tham khảo sửa

  1. ^ “727 Family”. Boeing Commercial Airplanes. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ "Boeing 727 series Lưu trữ 2007-02-03 tại Wayback Machine. Aircraft & Powerplant Corner."
  3. ^ Bowers, Peter M. (tháng 6 năm 1989). Boeing Aircraft since 1916. USA: Naval Institute Press. tr. 481–492. ISBN 978-3-8228-9663-1.
  4. ^ “Aircraft and Fleet Lists”. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ “Afghan AF acquires 3 Boeing 727s”. Air Forces Monthly. Key Publishing: 30. tháng 12 năm 2014.
  6. ^ “Djibouti Air Force gets two Y-12s; Dauphin helicopters”. defenceWeb. 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên lastcom

Liên kết ngoài sửa