Cà phê latte (hay gọi đơn giản là latte) (/ˈlɑːt/ or /ˈlæt/)[1][2] là một thức uống có nguồn gốc từ Ý bao gồm các nguyên liệu chính là cà phêsữa được đánh lên, đồ uống này được tiêu thụ thường xuyên cả ở nhà và tại các quán cà phê, quán bar.

cà phê latte
Tách cà phê latte
LoạiThức uống nóng hoặc có đá, cà phê sữa
Xuất xứ Ý
Thành phần chínhespresso, sữa được đánh bông
Biến thểCà phê mocha (hương chocolate)

Tên gọi sửa

Tên gọi của loại thức uống này bắt nguồn từ tiếng Ý caffè e latte[3] [kafˌfɛ e lˈlatte], caffelatte [kaffeˈlatte] hay caffellatte [kaffelˈlatte], có nghĩa là "cà phê & sữa".[4][5]

Từ này cũng thường được đánh vần là latté hay lattè trong tiếng Anh với các loại dấu trọng âm khác nhau, có thể là cường điệu cao hoặc biểu thị rằng từ này không được phát âm theo các quy tắc của chính tả tiếng Anh.

Tổng quan sửa

Bắc ÂuScandinavia, thuật ngữ café au lait theo truyền thống đã được sử dụng để biểu thị cho sự kết hợp giữa espresso và sữa. Tại Pháp, café latte hầu hết được biết đến từ tên gốc của thức uống (caffè latte hoặc caffelatte); sự kết hợp giữa espresso và sữa đánh (khuấy) tương đương với "latte" trong tiếng Pháp gọi là grand crème hay tiếng Đức là Milchkaffee hoặc ở Áo là Wiener Melange.

Các biến thể của latte bao gồm cà phê mocha có hương vị sô cô la hoặc thay thế cà phê bằng một loại đồ uống khác như masala chai (trà gia vị Ấn Độ), mate, matcha, nghệ hoặc Rooibois; các loại sữa khác, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân, cũng được sử dụng.

Nguồn gốc và lịch sử sửa

Latte đã là một phần của ẩm thực châu Âu từ thế kỷ 17. Caffè e latte, Milchkaffee, café au laitcafé con leche là những thuật ngữ trong nước để chỉ về cách uống cà phê truyền thống, thường là một phần của bữa sáng trong nhà.

Các quán cà phê công cộng ở châu Âu và Mỹ hầu như đều không phục vụ loại đồ uống này cho đến thế kỷ 20, dù Kapuziner đã bắt đầu được các quán cà phê của Áo ở ViênTrieste phục vụ vào nửa sau của năm 1700 với cách chế biến là "cà phê với kem, gia vị và đường" (là nguồn gốc của cappuccino của Ý về sau này).

Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, thuật ngữ caffè e latte lần đầu tiên được sử dụng bằng tiếng Anh vào năm 1867 trong bài tiểu luận "Hành trình Ý" của William Dean Howells.[6] Kenneth Davids ủng hộ rằng "[...] đồ uống cho bữa sáng kiểu này đã tồn tại ở châu Âu qua nhiều thế hệ, nhưng phiên bản caffè (thương mại) của thức uống này lại mới là một phát minh của Mỹ".[7]

Thuật ngữ café au lait của Pháp được sử dụng trong các quán cà phê ở một số quốc gia ở lục địa châu Âu từ năm 1900 trở đi, trong khi chính người Pháp đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ café crème cho cà phê với sữa hoặc kem từ trước đó.

Đế chế Áo-Hung (Trung Âu) có thuật ngữ riêng cho cà phê được phục vụ trong các quán cà phê, trong khi ở Đức, nó vẫn được gọi là Milchkaffee. Người Ý đã sử dụng thuật ngữ caffè latte trong nước, nhưng nó không được biết đến nhiều ở các quán cà phê như Florian ở Venice hoặc bất kỳ quán cà phê nào khác. Ngay cả khi văn hóa quán cà phê espresso của Ý nở rộ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai cả ở Ý và ở các thành phố như Vienna và London, espressocappuccino vẫn chỉ là những thuật ngữ chính còn latte chưa có mặt trong thực đơn.

Ở các nước nói tiếng Anh, latte là từ viết tắt của caffelatte hoặc caffellatte (bắt nguồn từ caffè e latte, "cà phê và sữa"), đồng nghĩa với từ tiếng Pháp là café au lait, tiếng Tây Ban Nha là café con leche, tiếng Câtlan gọi là cafè amb llet hay tiếng Tây Ban Nha gọi là galão.

Caffe Mediterraneum ở Berkeley, California đã tuyên bố Lino Meiorin, một trong những chủ sở hữu ban đầu của nó (?), "phát minh" và biến latte thành một "thức uống tiêu chuẩn" vào những năm 1950. Latte sau đó đã được phổ biến ở Seattle, Washington vào đầu những năm 1980[8] và lan rộng ra vào đầu những năm 1990.[9][10]

Bắc ÂuScandinavia, một "xu hướng" tương tự đã bắt đầu vào đầu những năm 1980 khi café au lait trở nên phổ biến trở lại, được pha chế với espresso và sữa đánh bông mịn. Caffè latte sau đó cũng đã bắt đầu thay thế cho thuật ngữ trên vào khoảng năm 1996-1997, nhưng cả hai tên đến bây giờ vẫn còn tồn tại cạnh nhau, vậy nên nếu gọi đúng một trong hai tên trên thì chúng đều sẽ mang nghĩa là cà phê latte.

Chế biến sửa

Ở Ý, cà phê latte hầu như luôn được chuẩn bị ở nhà và thường chỉ dành cho bữa sáng. Cà phê thường được pha bằng một bình moka để pha cà phê đun trên bếp và rót vào cốc chứa sữa nóng. (Không giống như thức uống latte 'quốc tế', sữa trong nguyên bản của Ý thường không tạo bọt và người uống có thể tự thêm đường, nếu muốn).

Ở bên ngoài nước Ý, một ly cà phê latte thường được pha trong ly hoặc cốc 240 mL (8 fl oz Mỹ) với một ly espresso tiêu chuẩn (đơn, 30 mL hay 1 fl oz Mỹ hoặc gấp đôi, 60 mL hay 2 fl oz Mỹ) và được đổ đầy bằng sữa đánh, với một lớp sữa được tạo bọt ở trên cùng dày khoảng 12 mm (12 in). Tại Mỹ, một ly latte thường được pha rất ngọt với 3% hoặc thậm chí là nhiều đường hơn.

Đồ uống này có liên quan tới cappuccino, nhưng sự khác biệt ở đây là một cốc cappuccino bao gồm espressosữa hấp với một lớp bọt sữa dày khoảng 20 milimét (0,79 in). Một biến thể của đồ uống này có thể thấy tại Úc và New Zealand tương tự như latte gọi là flat white, được phục vụ trong một cốc gốm nhỏ hơn với bọt sữa mịn. Tại Mỹ, đồ uống này đôi khi được gọi là cappuccino ướt.

Biến thể sửa

Latte đá lạnh sửa

Ở Mỹ, Latte đá lạnh được chế biến bằng cách đổ đầy một ly cà phê đá thường là espresso và sữa ướp lạnh rót lên trên đá.[11] Không giống như một ly latte nóng, nó thường không chứa sữa đánh mịn hay nhiều bọt.[12] Những ly latte đá lạnh thường có thêm xi-rô đường hoặc hương liệu, mặc dù những người theo chủ nghĩa thuần túy chỉ thích đơn thuần có cà phê và sữa.[13] Cà phê espresso có thể được làm lạnh trước (đôi khi là hỗn hợp của espressosữa) để tránh làm nóng đồ uống.[14]

Cà phê latte và latte macchiato sửa

 
Một ly cà phê latte macchiato

Một ly cà phê latte khác với latte macchiato. Trong một ly latte macchiato, espresso được thêm vào sữa, thay vì ngược lại, vì vậy mà cà phê latte có hương vị cà phê mạnh hơn so với latte machiato

Latte macchiato là sữa được khuấy thành bọt sữa mịn, được phục vụ trong một ly với một nửa espresso rót nhẹ nhàng qua lớp bọt trên cùng, tạo ra một thức uống nhiều lớp với "macchia" (nghĩa đen: "tạo ra một vệt"), một điểm có espresso trên cùng. Như với một ly cà phê macchiato, đó là espresso với một điểm có sữa trên cùng, cho thấy có một chút sữa bên dưới bọt espresso, một latte macchiato thì ngược lại, để chỉ ra có espresso trong sữa. (câu cú lủng củng, cần chính sửa thêm)

Việc sử dụng thuật ngữ "macchiato" đã được mở rộng để bao hàm một lượng lớn đồ uống và kem sữa. Tại một số quốc gia (như Đức), latte macchiato là đồ uống được ưa thích. Bản thân từ "macchiato" trong tiếng Ý có nghĩa là tạo ra "vệt" cà phê hoặc sữa trên đồ uống.

Dù thuật ngữ macchiato đã được sử dụng để mô tả các loại thức uống espresso khác nhau, một cốc cà phê macchiato vẫn theo nguyên tắc và có tỷ lệ là 3/4 espresso và 1/4 sữa đánh. Một cốc macchiato thường có thể tích thực vào khoảng 2–3 fl oz Anh; 2–3 fl oz Mỹ (60–90 mL) và thường được phục vụ trong các quán cà phê. Mặc dù một cốc macchiato truyền thống khá nhỏ, nhưng vẫn có những nghệ thuật để rót kem vào đồ uống. Sự khác biệt duy nhất giữa nghệ thuật rót nghệ thuật vào latte và macchiato là đối với macchiato, sữa phải được rót nhanh hơn và qua một dòng nhỏ hơn nhiều.

Phong cách phục vụ sửa

  • Tại một số nơi, latte được phục vụ trong ly trên một chiếc đĩa với khăn ăn để giữ ly (vì nóng).
  • Đôi khi latte được phục vụ trong một cái bát; ở châu Âu, đặc biệt là Scandinavia, phong cách này được gọi là café au lait.
  • Nghệ thuật latte ngày càng phổ biến ở Mỹ và Châu Âu đã đưa đến sự cách điệu trong nghệ thuật vẽ trên cốc latte, và việc sáng tạo hiện là một loại hình nghệ thuật phổ biến. Hình vẽ trên tách latte được tạo ra bằng cách rót sữa khuấy, và chủ yếu là sữa tạo bọt lên bề mặt tách cà phê, tạo thành hình vẽ. Các hình phổ biến gồm trái tim, hoa, cây và hình vẽ đơn giản khác của hình ảnh và đồ vật.
  • Một biến thể của latte đá, được gọi là "bootleg latte", "ghetto latte" hoặc "poor man's latte",[15] là một tách espresso đá được đặt trong một cốc lớn hơn bình thường với sữa miễn phí lấy thêm từ quầy phụ gia.[16] Đồ uống đã tạo ra cuộc tranh luận tại các cửa hàng cà phê nơi một ly espresso đá rẻ hơn đáng kể so với một ly latte đá.[17][18][19]
  • Ở Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ, các phiên bản trà đã được kết hợp với steamed milk (gia nhiệt làm nóng sữa) hay frothed milk (đưa không khí vào sữa tạo bọt) để tạo ra "latte trà". Các cửa hàng cà phê và trà hiện đưa ra các phiên bản latte nóng hoặc đá với masala chai, matcha và Royal Milk Tea. Latte Earl Grey còn được biết đến với tên gọi "London Fog".
  • Các hương vị khác có thể được thêm vào latte để phù hợp với khẩu vị của người uống. Vani, sô cô lacaramel đều là những hương vị phổ biến.
  • Ở Nam Phi, một loại latte đỏ được pha với trà rooibos và được biết đến như một loại thay thế không chứa caffeine so với latte chứa cà phê và trà truyền thống.[20]
  • Một phiên bản thay thế của latte có thể được pha chế với sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch, vì cả hai đều có khả năng tạo bọt giống như sữa bò, với các phiên bản sữa đậu nành phổ biến hơn. Những lựa chọn thay thế như vậy rất phổ biến ở những người mắc hội chứng không dung nạp lactose và người ăn chay.
  • Sea Salt Latte, một biến thể nổi tiếng của latte phong cách truyền thống được làm bằng bọt sữa muối so với cà phê espresso, được sáng tạo và phổ biến bởi chuỗi quán cà phê quốc tế 85C Bakery Cafe Đài Loan.[21][22]
  • Trong tiếng Ý, latte (phát âm [ˈlatte]) mang nghĩa là "sữa"— vì vậy, việc gọi một "latte" ở Ý thì nhân viên quán sẽ mang ra cho khách hàng một ly sữa.[23][24]
  • Trong tiếng Tây Ban Nha, cụm từ café con leche (cà phê với sữa) được sử dụng, theo mặc định sẽ được phục vụ trong một cốc vừa hoặc lớn, tương tự với cortado (cà phê có ít sữa) sẽ được phục vụ trong một cốc nhỏ.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Latte – Definition of latte by Merriam-Webster”. merriam-webster.com.
  2. ^ “latte – definition of latte in English from the Oxford dictionary”. oxforddictionaries.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ “caffellatte – Definition of caffellatte by Treccani dictionary”. treccani.it.
  4. ^ “Caffellatte”. Truy cập 8 tháng 10, 2011.
  5. ^ “Caffellatte”. Corriere della Sera. 10 tháng 7, 1998. tr. 37. Bản gốc lưu trữ 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập 9 tháng 5, 2019.
  6. ^ “Latte”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2011.
  7. ^ Davids, Kenneth (ngày 4 tháng 5 năm 2001). Coffee: A Guide to Buying, Brewing, and Enjoying, Fifth Edition. Nhà xuất bản St. Martin. tr. 153–. ISBN 978-0-312-24665-5. Truy cập 18 tháng 1, 2014.
  8. ^ “Steamed milk nothing new for coffee drinkers”. Ocala Star-Banner. 4 tháng 1, 1995..
  9. ^ “Americans wake up and smell the coffee”. New York Times. ngày 2 tháng 9 năm 1992. ... đồ uống dựa trên espresso với tên là cà phê latte....
  10. ^ Brown, Nick (ngày 12 tháng 12 năm 2016). “Remembering Latte Birthplace and Quintessential Counterculture Destination Caffe Med”. Daily Coffee News. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2018.
  11. ^ “Iced Caffè Latte”. Starbucks.com. Truy cập 19 tháng 5, 2014.
  12. ^ Johns, Sherri (2005). Coffee Cafe. Nhà xuất bản New Holland. ISBN 978-1-84537-037-4.
  13. ^ Laskin, Avner (2009). Coffee: More Than 65 Delicious & Healthy Recipes. Công ty Xuất bản Sterling. tr. 46. ISBN 978-1-4027-4937-7.
  14. ^ Moore, Victoria (22 tháng 4, 2010). How to Drink. Nhà xuất bản Andrews McMeel. tr. 144–145. ISBN 978-0-7407-9845-0.
  15. ^ Charles Leroux. 2006. The bootleg latte: Would you make one? 5 tháng 10, Chicago Tribune.
  16. ^ Ohrt, Andreas (22 tháng 11, 2006). “SEND THE SAVINGS TO THE POOR DEHYDRATED CHILDREN OF THE WORLD WHO DON'T LIVE WITHIN A HALF A BLOCK OF A COFFEE SHOP”. Boise Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2018. Truy cập 26 tháng 1, 2010.
  17. ^ Allison, Melissa (12 tháng 12, 2006). “Baristas Having a Cow Over Dairy 'Thefts'. The Seattle Times. Truy cập 16 tháng 6, 2010.
  18. ^ Glaister, Dan (18 tháng 9, 2006). “Ghetto-lattes have baristas in a froth”. The Guardian. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  19. ^ Leroux, Charles (5 tháng 10, 2006). “The bootleg latte: Would you make one?”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ Brown, Mary Jane. “5 lợi ích sức khỏe của trà rooibos (cộng với những ảnh hưởng bên lề)”. healthline.com. Truy cập 22 tháng 5, 2020.
  21. ^ Booth, Robert. “Taiwan launches 'gastro-diplomacy' drive”. www.theguardian.com. The Guardian. Truy cập 1 tháng 4, 2020.
  22. ^ Ulaby, Neda. “Sea Salt Latte: Is 85C The Next Coffee Craze?”. www.npr.org. NPR. Truy cập 1 tháng 4, 2020.
  23. ^ Schomer, David. Espresso coffee . tr. 151. ISBN 1-59404-031-1..
  24. ^ “Coffee traditions in Italy”. Cuộc phiêu lưu của quý cô ở Ý. ngày 11 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2011.