Cá ngừ vây xanh phương Nam

loài cá

Cá ngừ vây xanh phương Nam (Danh pháp khoa học: Thunnus maccoyii) là một loài cá ngừ trong họ họ cá thu ngừ Scombridae,[3][4][7] trong nhóm cá ngừ vây xanh thường sống ở vùng nam Đại Tây Dương, Thái Bình DươngẤn Độ Dương, chúng có quan hệ gần với cá cờ và cá kiếm. Chúng là loài cá ngừ được xếp loại cực kỳ nguy cấp do đánh bắt quá mức vì được cho là có thịt ngon, đặc biệt ở Nhật Bản (làm sushi và sasimi).

Cá ngừ vây xanh phương Nam
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Scombridae
Chi (genus)Thunnus
Loài (species)T. maccoyii
Danh pháp hai phần
Thunnus maccoyii
(Castelnau, 1872)[2]
Danh pháp đồng nghĩa

[4]

Đặc điểm sửa

Cá có màu xanh đậm phía trên và màu trắng bạc phía dưới, một dải vàng ở bên hông. Là loài cá bơi rất nhanh, chúng đạt tới tốc độ hơn 90 km/giờ và có thể dài tới 2 m và nặng 135 kg. Cá ngừ vây xanh phương nam có đuôi cong, hai vây lưng, và các vây có thể gấp lại để giảm bớt sức cản khi cá bơi trong đại dương. Là loài di cư trong tự nhiên, cá ngừ vây xanh sở hữu những hệ thống hô hấp và tuần hoàn độc đáo giúp nó di chuyển quãng đường rất xa.

Cá có thể giữ nhiệt độ cơ thể ổn định thường ấm hơn nhiệt độ vùng nước mà chúng đi vào. Chúng cũng có tim lớn hơn những loài cá khác, cho phép nó đẩy rất nhiều oxy năng lượng trong các chuyến du hành xa. Cá sử dụng hệ thống thị giác và thính giác phát triển cao của chúng để bắt mồi, như là tôm krill, mực, bạch tuộc, giáp xác. Các động vật săn cá ngừ vây xanh gồm cá mập, chim, cá voi sát thủ, và ngay cả các cá ngừ khác.

Sinh sản sửa

Khoảng 9 năm tuổi, cá ngừ vây xanh phương nam thuần thục về mặt giới tính. Chúng sinh sản vào giữa tháng chín và tháng 4 năm sau và thường hướng về Ấn Độ dương để đẻ trứng ở vùng nước ôn đới gần đảo Java,Indonesia. Thông thường cá ngừ đẻ trong nước có nhiệt độ 20 – 30 độ C. Một lần, cá cái có thể đẻ hàng triệu trứng. Trứng chỉ cần một ít ngày thì nở, trở thành một chú cá ngừ con dài chỉ 2,5 cm. Cá ngừ con trải qua thời gian 5 năm ở gần bờ biển nước Úc trước khi chuyển ra vùng nước sâu hơn nơi chúng có nhiều lựa chọn về thức ăn. Cá ngừ vây xanh phương nam có thể sống gần 40 năm

Khai thác sửa

Cá ngừ vây xanh phương nam bị đánh bắt nặng nề vì chúng luôn được thèm muốn do thịt nhiều dầu, được ưa chuộng để làm sushi và fillet. Các nước như Nhật Bản, Úc,New Zealand đã hạn chế số lượng cá ngừ vây xanh phương nam được phép đánh bắt. Hạn ngạch (Quota) cá ngừ vây xanh phương nam của Nhật Bản là 6.000 tấn trong năm 2006. Theo Ủy ban Bảo vệ Cá ngừ Vây xanh Phương nam (CCSBT), Nhật Bản đánh bắt gấp hai lần số lượng cá ngừ vây xanh phương nam được phép đánh bắt giữa năm 2003 và 2005. Các ngư dân Nhật Bản nói rằng họ chỉ đánh bắt vượt mức 6.000 tấn một năm nhưng dựa trên số lượng cá được bán, CCSBT tính toán rằng từ 10.000 tấn tới 16.000 tấn thực sự đã bị đánh bắt.

Chú thích sửa

  1. ^ Collette, B., Chang, S.-K., Di Natale, A., Fox, W., Juan Jorda, M., Miyabe, N., Nelson, R., Uozumi, Y. & Wang, S. (2011). Thunnus maccoyii. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2011.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Thunnus maccoyii (TSN 172431) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  3. ^ a b c Collette, B.B. and C.E. Nauen (1983) FAO Species Catalogue. Vol. 2. Scombrids of the world. An annotated and illustrated catalogue of tunas, mackerels, bonitos and related species known to date., FAO Fish. Synop. 125(2). 137 p.
  4. ^ a b FishBase. Froese R. & Pauly D. (eds), 2011-06-14
  5. ^ Collette, B.B. (2003) Family Scombridae Rafinesque 1815 - mackerels, tunas, and bonitos., Calif. Acad. Sci. Annotated Checklists of Fishes (19):28.
  6. ^ Collette, B.B. (1986) Scombridae., p. 831-838. In M.M. Smith and P.C. Heemstra (eds.) Smiths' sea fishes. Springer-Verlag, Berlin.
  7. ^ Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; Paglinawan, L.E.; Bailly, N.; Kirk, P.M.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Ouvrard, D. (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.

Tham khảo sửa

  • Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Thunnus maccoyii trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2006.
  • Tony Ayling & Geoffrey Cox, Collins Guide to the Sea Fishes of New Zealand, (William Collins Publishers Ltd, Auckland, New Zealand 1982) ISBN 0-00-216987-8
  • Clover, Charles. 2004. The End of the Line: How overfishing is changing the world and what we eat. Ebury Press, London. ISBN 978-0-09-189780-2
  • Bye bye bluefin: Managed to death The Economist. ngày 30 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.

Liên kết ngoài sửa