Các bà mặc y phục trắng

Các bà mặc y phục trắng (tiếng Tây Ban Nha: Damas de Blanco) là một phong trào đối lập ở Cuba gồm các bà vợ và các nữ thân nhân của những nhà bất đồng chính kiến bị chính phủ Cuba cầm tù. Các bà phản đối những vụ bắt chồng hoặc thân nhân của họ giam tù bằng việc mặc y phục màu trắng tới tham dự lễ misa mỗi ngày chúa nhật, sau đó lặng lẽ đi diễu hành qua các đường phố. Màu trắng được chọn như biểu tượng của hòa bình.

Phong trào này đã được trao Giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu năm 2005.

Nguồn gốc sửa

Trong vụ Mùa xuân đen năm 2003, chính phủ Cuba đã bắt giữ và lập tức đưa ra tòa kết án 75 nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo độc lập, nhà quản thủ thư viện, nhà bất đồng chính kiến, v.v... có người tới 28 năm tù.[1]

Chính phủ Cuba đã cáo buộc 75 người nói trên về tội "hoạt động chống lại nền độc lập hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Cuba", trong đó có việc tham gia "các tổ chức bất hợp pháp", nhận tiền của Ban bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ ở Havana (United States Interests Section in Havana), "cướp máy bay", "hoạt động khủng bố", và cộng tác với các phương tiện truyền thông nước ngoài.[2] Theo quan điểm của Ủy ban bảo vệ các nhà báo thì vụ bắt giữ này đã vi phạm các quy tắc căn bản nhất của luật quốc tế, trong đó có điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền công dân và chính trị, trong đó bảo đảm cho mọi người quyền được "tim kiếm, nhận, và phổ biến thông tin cùng mọi loại ý tưởng - bất kể biên giới - bằng lời, bằng chữ viết hay in ấn, dưới dạng nghệ thuật hoặc thông qua phương tiện truyền thông khác tùy theo lựa chọn".[3]

Nhóm "Các bà mặc y phuc trắng" đã được hình thành 2 tuần lễ sau vụ "Mùa xuân đen".[4] Những thân nhân của các tù nhân đã bắt đầu tập trung lại vào ngày chủ nhật tại nhà thờ thánh Rita ở Havana để cầu nguyện cho thân nhân của họ. Sau mỗi thánh lễ misa, họ bắt đầu rước kiệu từ nhà thờ tới công viên gần đó. Y phục màu trắng mà họ mặc gợi nhớ lại tổ chức Madres de Plaza de Mayo (Các bà mẹ Quảng trường tháng 5) của Argentine, một tổ chức đã dung chiến thuật tương tự để đòi biết thông tin về những người con của họ bị giam giữ từ thời Chính quyền quân sự cai trị trong thập niên 1970. Mỗi người đi diễu hành đều mang một cái nút có hình của thân nhân mình cùng số năm mà người đó bị xử phạt.

Các thành viên nổi tiếng sửa

Giải thưởng Sakharov sửa

Năm 2005, Nghị viện châu Âu đã trao Giải thưởng Sakharov cho tổ chức Phóng viên không biên giới, nhà hoạt động nhân quyền người Nigeria Hauwa Ibrahim,và phong trào Các bà mặc y phục trắng. Năm người lãnh đạo phong trào này được chọn để nhận giải: Laura Pollán (chồng là Héctor Maseda Gutiérrez bị xử phạt 20 năm tù); Miriam Leiva (chồng là Oscar Espinosa Chepe đã được tạm tha do bệnh trầm trọng); Berta Soler (chồng là Angel Moya Acosta bị phạt tù 20 năm); Loida Valdes (chồng là Alfredo Felipe Fuentes bị xử phạt 26 năm tù); và Julia Núñez (chồng là Juan Adolfo Fernández Saínz bị xử tù 15 năm). Một số bà đã bị ngăn cản không cho vào thăm chồng để báo cho họ biết về giải thưởng này, tuy nhiên Laura Pollán nói với báo Wall Street Journal rằng "những người (tù) được thông báo tin này rất sung sướng và rất hãnh diện".[6] Chính phủ Cuba đã chặn không cho các bà lãnh đạo phong trào tới dự buổi lễ trao giải thưởng Sakharov ở Strasbourg, Pháp.

Tấn công các bà mặc y phục trắng sửa

Nhiều đám đông đã tấn công Các bà mặc y phục trắng, la hét thóa mạ họ, và giúp cảnh sát quẳng họ vào các xe bus của cảnh sát.[5] Nhiều thành viên phong trào cho biết bị cảnh sát giam giữ và đe dọa, nhà của họ bị lục soát. Ngày chúa nhật lễ Lá năm 2005 Liên đoàn Phụ nữ Cuba - một tổ chức thân chính phủ - đã đưa 150 phụ nữ đi biểu tình phản đối lại Các bà mặc y phục trắng.

2016 bị bắt sửa

Vài giờ trước cuộc viếng thăm lịch sử của tổng thống Barack Obama tới Cuba vào ngày 19 tháng 3, nhà cầm quyền Cuba đã bắt hơn 50 thành viên của Ladies in White trong buổi diễu hành hàng tuần của họ. Một số thành viên tin tưởng nhà cầm quyền sẽ cho phép họ phản đối mà không bị bắt bớ vì sự hiện diện của các phóng viên quốc tế và một quốc trưởng ngoại quốc.

Bà Soler đã trình bày ý tưởng như sau trước khi bị bắt: "Đối với chúng ta, nó rất quan trọng là chúng ta làm việc này để tổng thống Obama biết lả có phụ nữ ở đây tranh đấu cho sự tự do của những người tù chính trị. Và ông ta cần biết là chúng ta có mặt ở đây bị đàn áp chỉ vì thực hành quyền của chúng ta phát biểu ý kiến chúng ta, bày tỏ bằng một cách không bạo lực." [7]

Chỉ trích sửa

Hebe de Bonafini, chủ tịch tổ chức "Madres de Plaza de Mayo" của Argentina, đã chỉ trích việc sử dụng biểu tượng áo choàng màu trắng, nói rằng "Áo choàng màu trắng của chúng tôi tượng trưng cho sự sống, còn y phục trắng của phong trào này đại diện cho cái chết." Bonafini đưa ra nhận xét rằng "cái gọi là "Các bà mặc y phục trắng" bảo vệ chủ trương khủng bố của Hoa Kỳ, còn tổ chức "Madres de la Plaza de Mayo" tượng trưng cho tình yêu của chúng tôi dành cho con chúng tôi bị giết chết bởi các tên bạo ngược do Hoa Kỳ điều khiển."[8][9] Tuy nhiên, phong trào "Các bà mặc y phục trắng" chưa hề đưa ra lời tuyên bố chính thức ủng hộ Hoa Kỳ.

Chính phủ Cuba đã chỉ trích Phong trào này, coi đây là một tổ chức khủng bố nhằm lật đổ chính quyền do Hoa Kỳ hậu thuẫn.[8] Tuy nhiên, luật pháp của Cuba hạn chế việc lập hội, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập phong trào và tự do báo chí.

Tin tức sửa

  • “Wives of political prisoners march in Cuba”. AP. ngày 18 tháng 3 năm 2006.
  • “Ladies in White march in Cuba, pay price for disobedience”. Chicago Tribune. ngày 3 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  • “Dissidents' wives hit Castro, seek release”. Agence France Presse. ngày 27 tháng 12 năm 2005.
  • “Ladies in White stopped from collecting EU award”. AP. ngày 14 tháng 12 năm 2005.
  • “Ladies in White Fight for Imprisoned Husbands”. Inter Press Service. ngày 25 tháng 10 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Cuba's "Ladies in White". Human Rights First. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ Rule of Law and Cuba Lưu trữ 2006-02-09 tại Wayback Machine from Florida State University
  3. ^ Carlos Lauria, Monica Campbell, and María Salazar (ngày 18 tháng 3 năm 2008). “Cuba's Long Black Spring”. The Committee To Protect Journalists.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ “Rule of Law and Cuba”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ a b “Cuba arrests Ladies in White”.
  6. ^ Opinion Journal article
  7. ^ Alan Gomez (ngày 20 tháng 3 năm 2016). “Cuba arrests dozens of human rights protesters before Obama's arrival”. USA Today.
  8. ^ a b (tiếng Pháp) Cuba Solidarity Project. Entrevue avec Hebe de Bonafini Lưu trữ 2008-06-26 tại Wayback Machine
  9. ^ Aporrea, interview with Hebe de Bonafini

Liên kết ngoài sửa

]] [[Thể loại:Chống Fidel Castro