Công giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giáo hội Công giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Giáo hoàngGiáo triều Rôma tại Vatican.

Số lượng giáo dân sửa

Trong giai đoạn những năm 2000, có khoảng 35.000 người Công giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm khoảng 0,05% dân số. Các tín hữu theo Công giáo nghi lễ Latin, Byzantine, Armenia và Chaldean. Hầu hết người Công giáo nghi lễ Latin là những người Levantine chủ yếu là người Ý hay người Pháp, với một số ít người dân tộc Turks (thường được chuyển đổi qua hôn nhân với Levantine hoặc những người Công giáo không phải người Thổ Nhĩ Kỳ khác). Các giáo dân Công giáo theo nghi lễ Byzantine, Armenia và Chaldean thường là thành viên của các nhóm thiểu số Hy Lạp, ArmeniaAssyrian tương ứng cho mỗi nhánh nghi lễ. Giáo dân Công giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ tập trung ở Istanbul.

Sự bức hại của người Hồi giáo sửa

Cộng đồng Công giáo đã bị sốc khi linh mục Andrea Santoro, một nhà truyền giáo người Ý làm ​​việc tại Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 năm, bị bắn hai lần tại nhà thờ của ông gần Biển Đen.[1] Ông đã viết một bức thư cho Giáo hoàng yêu cầu vụ này đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.[2] Giáo hoàng Biển Đức XVI viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 năm 2006.[3] Mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Thổ Nhĩ Kỳ đã rạn nứt kể từ khi Giáo hoàng Biển Đức XVI tuyên bố sự phản đối của ông đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập Liên minh châu Âu.[4] Hội đồng Giám mục Công giáo đã gặp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ năm 2004 để thảo luận về những hạn chế và khó khăn như vấn đề tài sản giáo hội.[5] Vào ngày 6 tháng 6 năm 2010, Giám mục Luigi Padovese, Đại diện Tông Tòa Thổ Nhĩ Kỳ đã bị giết.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Priest's killing shocks Christians in Turkey”. Catholic World News. ngày 6 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2006.
  2. ^ “Priest Slain in Turkey Had Sought Pope Visit”. Reuters. ngày 9 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2006.
  3. ^ “Confirmed: Pope to visit Turkey in November”. Catholic World News. ngày 9 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2006.
  4. ^ Donovan, Jeffrey (ngày 20 tháng 4 năm 2005). “World: New Pope Seen As Maintaining Roman Catholic Doctrinal Continuity”. Radio Free Europe. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2006.
  5. ^ “Turkey”. International Religious Freedom Report 2004. ngày 15 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2006.