#E0B0FF

Cẩm quỳ (tiếng Anh: mauve, tiếng Pháp: malva, bắt nguồn từ tên gọi chung của các loài cẩm quỳ (chi Malva họ Malvaceae)) là tên gọi của một màu, giống như màu hoa cà có ánh hồng xám nhạt, là một trong rất nhiều màu sắc trong dãy màu tía. Nó có ánh xámlam hơn là ánh của màu hồng sẫm.

Cẩm quỳ
 
Về các tọa độ này     Các tọa độ màu
Bộ ba hex#E0B0FF
sRGBB  (rgb)(224, 176, 255)
CMYKH   (c, m, y, k)(12, 31, 0, 0)
HSV       (h, s, v)(276°, 31%, 100[1]%)
NguồnMaerz & Paul[2]
Hệ ISCC–NBSTía chói
B: Chuẩn hóa thành [0–255] (byte)
H: Chuẩn hóa thành [0–100] (một trăm)

Phát hiện sửa

Bài chính: Mauvein

Màu cẩm quỳ được đặt tên lần đầu tiên năm 1856. Nhà hóa học William Perkins, khi đó mới 18 tuổi, đã thử điều chế ký ninh nhân tạo để làm thuốc chống sốt rét. Phần còn lại ngoài dự kiến đã vô tình được ông để ý và nó đã trở thành thuốc nhuộm anilin đầu tiên — chính xác là mauvein, đôi khi được gọi là anilin màu tía. Perkins đã rất thành công trong việc giới thiệu phát kiến của mình cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, vì thế tiểu sử của ông do Simon Garfield viết được đặt tiêu đề là Mauve, tức "màu cẩm quỳ" (2001).

Thập niên cẩm quỳ (The Mauve Decade) là nhan đề mà Thomas Beer (1889-1940) tìm ra để đặc tả cho "lối sống Mỹ vào cuối thế kỷ 19" vào năm 1926. Nhìn lại thời gian này, Beer không thích xu hướng mà nước Mỹ tiến tới, ông tin rằng nó đã rời xa khỏi các truyền thống của Tân Anh tới thời gian của "sự suy sụp và những cách nói vô nghĩa". Ông lấy nhan đề từ trích dẫn từ nghệ sĩ James Whistler: "Cẩm quỳ chỉ là hồng cố trở thành tía."

Tọa độ màu sửa

Số Hex = #E0B0FF
RGB (r, g, b) = (224, 176, 255)
CMYK (c, m, y, k) = (12, 31, 0, 0)
HSV (h, s, v) = (276, 31, 100)

Xem thêm sửa


Tham khảo sửa

  1. ^ web.forret.com Color Conversion Tool set to hex code of color #32CD32 (Mauve):
  2. ^ Tọa độ màu thể hiện trong hộp màu này phù hợp với màu gọi là mauve (cẩm quỳ) trong sách của Maerz & Paul A Dictionary of Color New York: 1930 McGraw-Hill; màu "mallow" (cẩm quỳ) được in trên trang 125, tiêu bản 51, mẫu màu I3. Ghi chú: Trong A Dictionary of Color người ta ghi rằng mallowmauve là hai tên gọi khác nhau trong tiếng Anh để chỉ cùng một màu—tên gọi mallow được sử dụng từ năm 1611 còn tên gọi mauve sử dụng như là đồng nghĩa từ năm 1856—xem thêm mục từ cho mỗi tên gọi tại trang 198 trong phần Index (Chỉ mục). Xem thêm thảo luận về màu Mallow (Mauve) tại trang 166.