Cổ nhân loại học hoặc nhân học cổ đại là một ngành khảo cổ học với trọng tâm nghiên cứu là con người [1][2].

Cổ nhân loại học tìm hiểu sự phát triển trước đây của người hiện đại về giải phẫu, một quá trình được gọi là hominization (loài người hóa), thông qua việc tái dựng các dòng tiến hóa trong họ Hominidae, dựa trên các bằng chứng sinh học (chẳng hạn như tàn tích xương hóa thạch, các mảnh xương, dấu chân) và các bằng chứng văn hóa (như các công cụ bằng đá, hiện vật, và các địa điểm cư trú). Lĩnh vực này sử dụng kết hợp đa ngành, gồm cổ sinh vật học, nhân học sinh họcnhân học văn hoá. Với công nghệ và phương pháp tiên tiến, di truyền học đóng vai trò ngày càng tăng, đặc biệt là để kiểm tra và so sánh cấu trúc DNA như là một công cụ quan trọng của việc nghiên cứu các dòng họ tiến hóa của các loài và chi liên quan [1][3].

Cổ nhân loại học theo tiếng AnhPaleoanthropology, có gốc từ tiếng Hy Lạp là παλαιός palaiós: cổ; ἄνθρωπος ánthrōpos: người; λογία logía: môn học, nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Paleoanthropology”. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ “Paleoanthropology”. Dictionary com LLC. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ “Fossil Hominids The Evidence for Human Evolution”. Jim Foley. ngày 29 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa