Củ dền (tiếng Anh: beet, beetroot)[3] hay củ dền đỏ (red beet) là một trong nhiều loại củ cải ngọt (Beta vulgaris) và là loại củ được trồng nhiều nhất tại Bắc Mỹ, Trung MỹAnh Quốc.

Củ dền
Beetroots on the stem
LoàiBeta vulgaris
Phân loàiBeta vulgaris subsp. vulgaris
Nhóm giống cây trồngConditiva Group
Nguồn gốcSea beet (Beta vulgaris subsp. maritima)
Các thành viên nhóm giống cây trồngNhiều; xem văn bản.
Củ cải đường, đã chế biến
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng180 kJ (43 kcal)
9.96 g
Đường7.96 g
Chất xơ2.0 g
.18 g
1.68 g
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
0%
2 μg
Thiamine (B1)
3%
.031 mg
Riboflavin (B2)
2%
.027 mg
Niacin (B3)
2%
.331 mg
Acid pantothenic (B5)
3%
.145 mg
Vitamin B6
4%
.067 mg
Folate (B9)
20%
80 μg
Vitamin C
4%
3.6 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
16 mg
Sắt
4%
.79 mg
Magnesi
5%
23 mg
Phosphor
3%
38 mg
Kali
10%
305 mg
Natri
3%
77 mg
Kẽm
3%
.35 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]
Củ dền thành phẩm đặt trên đĩa

Đặc điểm sửa

Củ dền có hai màu: tím than và đỏ thẫm, vỏ đen xù xì. Trong tự nhiên cũng có hai dạng củ: củ dền dài và củ dền tròn. Khi cắt ngang củ thấy ruột củ có nhiều khoang đậm nhạt khác nhau tạo thành các vòng tròn đồng tâm. Sở dĩ dền có màu đỏ là nhờ hợp chất hỗn hợp tự nhiên betacyanin (đỏ) và betasanthin (tím) cấu thành từ hóa tính thực vật.

Dinh dưỡng sửa

Củ dền và cả lá của cây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Chúng cũng chứa rất nhiều chất calci, magnesi [4], đồng, phosphor, natri và sắt.

Củ dền cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iod, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên. Hàm lượng chất sắt trong củ dền, mặc dù không cao, nhưng có chất lượng cao nhất và tốt nhất và được xem là một loại thực phẩm có tính bổ máu.

Chính vì hàm lượng dinh dưỡng trong củ mà từ lâu củ dền đã nổi tiếng với những lợi ích về sức khỏe cho hầu hết các phần của cơ thể con người, giúp cải thiện tình trạng bệnh tật như nhiễm toan, thiếu máu, xơ vữa động mạch, huyết áp, giãn tĩnh mạch, loét dạ dày, táo bón, nhiễm độc, bệnh gan và mật, gout, ung thư, gàu tóc.

Tiêu thụ sửa

Rễ màu đỏ thẫm của củ dền được chế biến bằng cách luộc, nướng, nấu canh để ăn như rau củ nấu chín, hoặc có thể dùng làm salad sau khi nấu và thêm dầu và giấm hoặc cũng có thể ăn sống, ép nước. Lượng lớn củ dền sản xuất thương mại được xử lý bằng cách đun sôi và khử trùng hoặc muối dưa. Ở Đông Âu, súp củ dền ví dụ như món borscht là một món ăn rất phổ biến. Trong ẩm thực Ấn Độ, củ dền xắt nhỏ, nấu chín, tẩm gia vị cũng là một món ăn thêm thông thường. Củ dền màu vàng được trồng với quy mô rất nhỏ phục vụ tiêu dùng gia đình[5].

Phần lá xanh bên trên của củ cũng ăn được. Cách chế biến phổ biến nhất là luộc và hấp, khi đó nó có mùi vị và bề ngoài giống như rau chân vịt.

Thông tin khác sửa

Là một trong những giống củ cải ngọt thuộc họ Dền, tuy nhiên củ dền đỏ ít nhiều phân biệt với củ cải đường (sugar beet) chuyên dùng để chiết lấy đường, củ cải đường thường to hơn và có màu trắng.

Củ dền cũng phân biệt với củ cải đỏ (radish), một loại củ thuộc họ Cải có hình thức gần tương tự củ dền tuy nhỏ hơn một chút và màu sắc ngoài vỏ tươi hơn (giống màu cánh sen). Củ cải đỏ có ruột màu trắng và hương vị tương tự như củ cải trắng.

Tham khảo sửa

  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ "beet". def. 1and 2. also "beet-root". Oxford English Dictionary Second Edition on CD-ROM (v. 4.0) © Oxford University Press 2009
  4. ^ “Nutrition Facts for Beets, Raw per 100 g”. Conde Nast. 2012. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ Grubben, G.J.H. & Denton, O.A. (2004) Plant Resources of Tropical Africa 2. Vegetables. PROTA Foundation, Wageningen; Backhuys, Leiden; CTA, Wageningen.