Chợ Tabriz hay Bazaar của Tabriz (tiếng Ba Tư: بازار تبریز‎, cũng được La Mã hóa Bāzār-e Tabriz) là một thị trường lịch sử nằm ở trung tâm thành phố Tabriz, Iran. Đây là một trong những chợ lâu đời nhất ở Trung Đông và là chợ có mái che lớn nhất thế giới. Khu chợ này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2010.[1]

Tổ hợp Chợ Lịch sử Tabriz
Di sản thế giới UNESCO
Mozaffariyeh, Chợ Lớn Tabriz, Iran
Vị tríTabriz, Iran
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iii, iv
Tham khảo1346
Công nhận2010 (Kỳ họp 34)
Diện tích28,9733 ha
Vùng đệm75,4082 ha
Tọa độ38°04′51″B 46°17′32″Đ / 38,08083°B 46,29222°Đ / 38.08083; 46.29222
Chợ Tabriz trên bản đồ Iran
Chợ Tabriz
Vị trí của Chợ Tabriz tại Iran

Lịch sử sửa

Tabriz đã là một nơi trao đổi văn hóa từ thời cổ đại. Tổ hợp chợ lịch sử của nó là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất trên Con đường tơ lụa. Khu chợ này đã tồn tại kể từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa đô thị Iran sau Hồi giáo. Và nó cũng đã được du khách Marco Polo, người đã đi qua nó trên cuộc hành trình khám phá Con đường tơ lụa.[2]

Nằm ở trung tâm của thành phố Tabriz, Iran, công trình lớn này bao gồm nhiều chợ phụ nhỏ hơn như Amir Bazaar (vàng và đồ trang sức), Mozzafarieh (các loại thảm), giày dép, và nhiều chợ khác nữa bán các loại hàng hoá khác như đồ gia dụng. Tabriz và khu chợ của nó thịnh vượng nhất vào thế kỷ 16 khi thị trấn này trở thành thủ đô của vương quốc Safavid. Nó mất dần vị thế của một thủ đô vào thế kỷ 17, nhưng khu chợ của nó vẫn quan trọng như là một trung tâm thương mại và kinh tế.[3] Mặc dù ngày nay có nhiều cửa hàng và trung tâm thương mại mới đã được thiết lập nhưng chợ Tabriz vẫn là trung tâm kinh tế của thành phố và cả khu vực tây bắc Iran.[4] Chợ Tabriz cũng là một nơi có ý nghĩa chính trị, và người ta có thể chỉ ra tầm quan trọng của nó trong Cách mạng Hiến pháp Iran thế kỷ trước và Cách mạng Hồi giáo trong thời kỳ đương đại. Khu chợ này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7 năm 2010.[1][5]

Nghi lễ sửa

Khu chợ này được sử dụng cho một số nghi lễ tôn giáo quan trọng, một trong những nghi lễ nổi tiếng nhất là ngày Ashura khi thương nhân ngừng việc buôn bán trong khoảng 10 ngày và nghi lễ tôn giáo được tổ chức bên trong chợ. Giống như nhiều chợ khác ở Trung Đông, có một số nhà thờ Hồi giáo được xây dựng phía sau chợ này, đáng chú ý nhất trong số đó là Thánh đường Hồi giáo Jameh.

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Tabriz Historic Bazaar Complex”. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Assari,A., Mahesh, T.M., Emtehani, M.E. and Assari, E., "Comparative Sustainability of Bazaar in Iranian Traditional Cities: Case Studies of Isfahan and Tabriz," International Journal on "Technical and Physical Problems of Engineering", Vol. 3, no. 9, 2011, pp 18-24
  3. ^ Assari, Ali; Mahesh, Talkad; Emtehani, Mohammed; Assari, Erfan (tháng 12 năm 2011). “Comparative sustainability of bazaar in Iranian traditional cities: case studies in Isfahan and Tabriz” (PDF). International Journal on Technical and Physical Problems of Engineering. 3 (9): 18–24.
  4. ^ Editorial Board, East Azarbaijan Geography, Iranian Ministry of Education, 2000 Text Book in Persian Lưu trữ 2008-06-16 tại Wayback Machine
  5. ^ “World Heritage Committee inscribes seven cultural sites on World Heritage List”. UNESCO World Heritage Centre. ngày 31 tháng 7 năm 2010.

Đọc thêm sửa

  • Gregorian, Vartan (2003). The Road to Home: My Life and Times. New York: Simon & Schuster.
  • Levinson, David; Christensen, Karen (2002). Encyclopedia of Modern Asia. New York: Scribner's.
  • Swiętochowski, Thaddeus (1995). Russia and Azerbaijan: A Borderland in Transition. New York: Columbia University Press.
  • Hosseini, Hamid-Rezā (ngày 2 tháng 8 năm 2010). "وسیع ترین بازار ایران" [Largest bazaar in Iran]. Jadid Online. (tiếng Ba Tư)

Liên kết ngoài sửa