Chi Thú xương mỏng, tên khoa học Elasmotherium, là một chi tê giác khổng lồ cao trung bình 2 m (7 ft), dài 4,5-5,0 m (16–17 ft), có một sừng dài khoảng 2 m trên trán và có thể nặng tới 3,5-4,5 tấn.[1][2][3] Các chân của chúng dài hơn của các loài tê giác khác và có lẽ thích hợp cho việc phi nhanh, làm cho dáng đi của chúng giống như kiểu phi nước đại của ngựa. Các răng của chúng tương tự như của ngựa và thích hợp với việc gặm các loại cây cỏ mọc thấp.[4]

Chi Thú xương mỏng
Thời điểm hóa thạch: Hậu Pliocen tới Hậu Pleistocen
Tình trạng bảo tồn
Hóa thạch
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Perissodactyla
Họ (familia)Rhinocerotidae
Chi (genus)Elasmotherium
J. Fischer, 1808
Các loài
  • E. sibiricum (loài điển hình)
  • E. inexpectatum
  • E. pei
  • E. caucasicum

Loài to lớn nhất, E. sibiricum, đã từng sinh sống ở miền nam Nga, UkrainaMoldova trong thế Pleistocen. Nó cũng xuất hiện vào Hậu PliocenTrung Á. Nguồn gốc xuất hiện của nó có liên quan tới chi Sinotherium.[5] Các loài E. inexpectatumE. peii sinh sống ở miền đông Trung Quốc trong thời gian thuộc Thượng Pliocen - Tiền Pleistocen. Chúng biến mất vào khoảng 1,6 Ma, hiện được coi là đồng nghĩa muộn của E. sibiricum.[6] Các mẫu hóa thạch sớm nhất về các loài tê giác Elasmotherium ở Nga được biết đến từ các bộ sưu tập Thượng Pliocen gần Biển Đen. Loài E. caucasicum đã từng phân bố rộng trong khu vực này trong khoảng từ 1,1 Ma tới 0,8 Ma. Loài tiến hóa nhiều hơn là E. sibiricum đã xuất hiện vào Trung Pleistocen. Nó chiếm lĩnh toàn bộ phần tây nam Nga, kéo dài về phía đông tới miền tây Siberi. Các loài tê giác này tồn tại ở Đông Âu cho tới khoảng 39.000 năm trước, trong Hậu Pleistocen.[7] Niên đại gần hơn là 26.000 năm trước ngày nay[8] được coi là ít tin cậy.[7]

Tuy nhiên, một số người cho rằng các loài tê giác Elasmotherium có thể đã sống sót tới thời kỳ cổ đại và chúng có thể là nguồn gốc của các huyền thoại về các loại độc giác thú (thú một sừng), do miêu tả của các động vật này là phù hợp tốt với thú một sừng karkadann của người Ba Tư, cũng như kỳ lân của người Trung Quốc.

Miêu tả và cổ sinh vật học sửa

Các đặc trưng kỳ dị về hình thái của tê giác Elasmotherium đã tạo ra 2 giả thuyết chính về sự xuất hiện và đặc trưng môi trường sống của chúng. Giả thuyết thứ nhất, được công nhận nhiều hơn như miêu tả trên đây, coi chúng như là các động vật to lớn có lông mịn như len và sừng to ở trán, sinh sống trên các thảo nguyên. Tuy nhiên, người ta chưa tìm thấy bất kỳ hóa thạch nào của sừng.

 
Elasmotherium sibiricum.

Giả thuyết thứ hai coi Elasmotherium là các sinh vật sống ven sông. Rất có thể là Elasmotherium sinh sống trong cả hai môi trường này. Các đặc trưng về bộ răng và hộp sọ hỗ trợ cho giả thuyết thứ hai. Tổ hợp các đặc trưng này cũng như việc chúng không có răng nanh và các bướu bên phát triển mạnh của đốt sống cổ cho thấy chúng có chuyển động sang bên của đầu, có lẽ là do gặm cỏ. Cấu trúc bộ răng kiểu hypsodont chỉ ra sự tồn tại của các hạt khoáng vật trong thức ăn. Các loại thức ăn như thế chỉ có thể thu thập bằng cách lôi kéo các loại thực vật rậm rạp ra khỏi đất ẩm. Các điều kiện như thế là điển hình của các môi trường sống ven sông. Ngược lại, môi trường sống thảo nguyên được chỉ ra bởi các chân vừa dài vừa mảnh dẻ của chúng, đặc biệt thích hợp cho các sinh vật gặm cỏ trên một không gian rộng lớn.

Chứng nhân lịch sử sửa

Người ta tin rằng Elasmotherium đã biến mất trong thời kỳ tiền sử. Tuy nhiên, theo Nordisk familjebok và nhà khoa học Willy Ley thì chúng có thể đã sống sót tới thời gian đủ gần đây để có thể được ghi nhớ trong các truyền thuyết của người Evenk tại Nga như là các con "bò" to lớn lông đen với một sừng trên đầu.

Tham khảo sửa

  1. ^ Zhegallo, V.; Kalandadze, N.; Shapovalov, A.; Bessudnova, Z.; Noskova, N.; Tesakova, E. (2005). “On the fossil rhinoceros Elasmotherium (including the collections of the Russian Academy of Sciences)” (PDF). Cranium. 22 (1): 17–40.
  2. ^ Cerdeño, Esperanza; Nieto, Manuel (1995). “Changes in Western European Rhinocerotidae related to climatic variations” (PDF). Palaeo. 114 (114): 328. doi:10.1016/0031-0182(94)00085-M.
  3. ^ Cerdeño, Esperenza (1998). “Diversity and evolutionary trends of the Family Rhinocerotidae (Perissodactyla)” (PDF). Palaeo. 141 (141): 13–34. doi:10.1016/S0031-0182(98)00003-0.
  4. ^ Mendoza, M.; Palmqvist, P. (tháng 2 năm 2008). “Hypsodonty in ungulates: an adaptation for grass consumption or for foraging in open habitat?”. Journal of Zoology. 273 (2): 134–142. doi:10.1111/j.1469-7998.2007.00365.x.
  5. ^ Antoine, Pierre-Olivier (tháng 3 năm 2003). “Middle Miocene elasmotheriine Rhinocerotidae from China and Mongolia: taxonomic revision and phylogenetic relationships” (PDF). Zoologica Scripta. 32 (2): 95–118. doi:10.1046/j.1463-6409.2003.00106.x.
  6. ^ Deng, Tao; Zheng, Min (2005). “Limb Bones of Elasmotherium (Rhinocerotidae, Perissodactyla) from Nihewan (Hebei, China)” (PDF). Vertebrata PalAsiatica (bằng tiếng Trung và Anh) (4): 110–121.
  7. ^ a b Kosintsev, P.; Mitchell, K. J.; Devièse, T.; van der Plicht, J.; Kuitems, M.; Petrova, E.; Tikhonov, A.; Higham, T.; Comeskey, D.; Turney, C.; Cooper, A.; van Kolfschoten, T.; Stuart, A. J.; Lister, A. M. (2018). “Evolution and extinction of the giant rhinoceros Elasmotherium sibiricum sheds light on late Quaternary megafaunal extinctions”. Nature Ecology & Evolution. 3 (1): 31–38. doi:10.1038/s41559-018-0722-0. PMID 30478308.
  8. ^ Shpansky, A. V.; Aliyassova, V. N.; Ilyina, S. A. (ngày 15 tháng 2 năm 2016). “The Quaternary Mammals from Kozhamzhar Locality (Pavlodar Region, Kazakhstan)”. American Journal of Applied Sciences. 13 (#2): 189–199. doi:10.3844/ajassp.2016.189.199.